Nông sản không chỉ để xuất khẩu thô

Việt Nam với khí hậu nhiệt đới sở hữu nguồn nông lâm thủy hải sản đặc biệt phong phú. Nông sản cũng là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Năm 2018 nông sản Việt Nam đã đi đến 185 nước trên thế giới với giá trị 42,5 tỷ USD. Tuy nhiên, nông sản hiện nay chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô dẫn tới giá trị thấp hơn mặt hàng cùng loại của các nước.

{keywords}
 

Đầu năm 2020, chia sẻ trên truyền hình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đưa ra thông điệp Nông dân và DN cần liên kết lại theo chuỗi giá trị; tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn; đảm bảo an toàn thực phẩm và đẩy mạnh chế biến sâu để nâng cao chất lượng, giá trị. Đây cũng là cách để nông sản Việt Nam giảm giá thành, nâng cao chất lượng nhằm giữ vững thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu, từ đó, đem lại đời sống tốt hơn cho người nông dân.

Cũng đầu năm 2020, thị trường nước giải khát có thêm một “tân binh” mới, “thuần” nông sản Việt, làm nức lòng người tiêu dùng lẫn người nông dân: nước rong biển ép Kamila và Catalia của Công ty TNHH Long Hải.

Với người tiêu dùng, đây là một sản phẩm mới lạ trên thị trường nước giải khát, bổ sung dinh dưỡng, hương vị thanh khiết nhờ nguồn nguyên liệu tự nhiên gồm rong sụn, sâm Fansipan, trái bòn bon, chanh leo… Còn với người nông dân, việc thêm một DN “để tâm” đến nguồn sản xuất địa phương sẽ mở ra những cơ hội đầy hứa hẹn tăng thêm giá trị cho nông sản.

Long Hải - doanh nghiệp tâm huyết với nông sản Việt Nam

Long Hải được biết đến là một trong những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thạch rau câu đầu tiên tại Việt Nam. Những ngày đầu ra mắt, Long Hải gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường. Tuy nhiên, bằng tâm huyết muốn khẳng định một thương hiệu Việt, đến nay “Thạch rau câu Long Hải” không còn xa lạ với người tiêu dùng, đánh bại không ít những sản phẩm khác trên thị trường.

Điều đáng nói là rau câu Long Hải tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn ở Việt Nam. Long Hải đã tiên phong trong việc đưa rong biển trở thành đặc sản của thạch Việt. Nhà máy Long Hải tại Ninh Thuận thu mua rong biển để tạo ra nguồn nguyên liệu bột Carrageenan tinh khiết, cung cấp cho nhà máy làm thạch rau câu tại Hải Dương.

Không dừng lại ở sản phẩm thạch rau câu, năm 2020 Long Hải tiếp tục ghi dấu mốc quan trọng trên thị trường nước giải khát với 2 thương hiệu nước rong biển ép hoàn toàn mới lạ.

{keywords}
 

Nước rong biển ép Kamila là sản phẩm kết hợp tinh chất rong sụn tự nhiên và cốt trái cây bòn bon, chanh leo cùng nhân nha đam giòn dai. Với hương vị “rất trẻ”, nước rong biển ép Kamila đánh trúng tâm lý thích khám phá điều mới lạ của phân khúc tiêu dùng thanh thiếu niên.

{keywords}
 

Trong khi đó, nước rong biển ép Catalia lại tiên phong trong phân khúc nước giải khát dành cho người tiêu dùng lớn tuổi nhờ vị thanh mát tự nhiên của rong biển kết hợp với sâm Fansipan.

Chính lãnh đạo Long Hải cũng khẳng định đây là 2 sản phẩm đồ uống hữu cơ được sản xuất 100% từ nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng hương liệu, không chất hóa học, không chất bảo quản.Như vậy, với 2 sản phẩm nước ép rong biển, Long Hải đã mở thêm hướng đi cho hàng loạt nông sản Việt. Trong đó, sâm Fansipan được thu hoạch từ một số xã thuộc huyện Bát Xát (Lào Cai), rong sụn được thu hoạch từ 3 tỉnh Nam Trung Bộ. Cuối cùng là vùng nguyên liệu trồng chanh leo và một số thực phẩm khác tại Hải Dương.

Đặc biệt, để tạo ra 2 sản phẩm này, Long Hải không chỉ đầu tư về công nghệ mà còn dành thời gian 2 năm để phát triển vùng nguyên liệu từ các địa phương.

“Chúng tôi đã đầu tư 10 triệu USD xây dựng một nhà máy hoàn toàn mới với dây chuyển khép kín, hiện đại bậc nhất Việt Nam, công suất 24.000 chai/giờ. Doanh nghiệp cũng đã ký kết bao tiêu sản phẩm với bà con xã Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai với giá cao hơn thị trường 10% và ứng trước cho bà con 10% chi phí phân bón, giống, vốn đầu tư cho mô hình canh tác hữu cơ, đảm bảo yêu cầu nguyên liệu đầu vào sạch, cung cấp cho dây chuyền sản xuất nước ép đóng chai”, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Long Hải chia sẻ.

Sự ra đời của nước rong biển ép Kamila và Catalia không chỉ là dấu son của Long Hải trên thị trường nước giải khát mà còn góp thêm một lời giải cho bài toán đầu ra của nông sản Việt Nam, tạo ra chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, giúp bao tiêu, nâng cao giá trị nông sản, cải thiện đời sống, thu nhập cho người dân.

D. An