Thị trường mở cửa, ngày càng nhiều của các thương hiệu mì ăn liền ồ ạt vào Việt Nam. Người ta dần quên đi sản phẩm đã gắn bó với bếp ăn gia đình Việt trong thời gian trước.

{keywords}

Xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước, Vị Hương gói giấy được coi là thương hiệu mì tôm đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm nổi tiếng của công ty Thiên Hương được xem là nét văn hóa ẩm thực của miền Nam Việt Nam. Sau này Vị Hương dần thay đổi mẫu mã chuyển từ gói giấy sang túi nilon như nhiều loại mì khác. Hiện tại mì gói giấy của Vị Hương vẫn được bày bán tại các siêu thị lớn như Big C, Metro, Coopmart... Những khách hàng lớn tuổi chọn mua sản phẩm này như một hoài niệm về một thời đã qua.


{keywords}

Tabiket hay mì Tân Bình vốn là sản phẩm mì một thời nổi tiếng tại thị trường miền Nam của Công ty TNHH Phúc Hảo. Tên gọi cũng khá tương đồng với Miliket nên sản phẩm này hay bị nhầm lẫn. Tabiket cũng chỉ được đóng gói giấy hoặc mì cân, sau này có thêm bao bì nilon với nhiều hương vị như: 2 tôm, tôm sa tế, mì vị tôm… Tuy nhiên, thị phần của những sản phẩm này khá ít ỏi. Ảnh: phuchaonoodles


{keywords}

Những năm 90 của thế kỷ trước, mì ăn liền Miliket của Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa – Miliket chiếm tới 90% thị phần. Hiện nay, gói mì giá rẻ với hình ảnh 2 con tôm chụm đầu vào nhau vẫn còn là sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng, nhưng thị phần thì chỉ còn rất nhỏ.


{keywords}

Dẫn đầu thị trường mì ăn liền trong thời điểm hiện tại có thể là Hảo Hảo. Gia nhập thị trường Việt từ đầu những năm 2000, mì Hảo Hảo của Vina Acecook đã nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng, trở thành sản phẩm quen thuộc nhất với người tiêu dùng ở khu vực thành thị và nông thôn. Những gói mì đầu tiên với mức giá chỉ 1.000 đồng, vị chua cay hay sa tế hành đã mở đầu cho giai đoạn hàng loạt thương hiệu mì ra đời tại Việt Nam. Ảnh: namtrungbo.com


{keywords}

Vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20, mì cà ri ăn liền hiệu Vifon được xem là sản phẩm có vị đậm đà nhất trên thị trường. Được đóng gói với màu đỏ nổi bật, Vifon cà ri khi đó được xem là loại mì cao cấp, bởi giá một gói mì này thường đắt gấp đôi, thậm chí gấp 5 lần so với các sản phẩm khác cùng loại. Ảnh: Vifon


{keywords}

Với bề dày gắn bó 50 năm trên thị trường mì ăn liền, thấy được thức ăn chay khá ít sự lựa chọn, việc gói mì chay bồ đề ra đời đã trở thành một hình ảnh quen thuộc với thế hệ 7X, 8X. Là sản phẩm của Công ty Cổ phần Thực phẩm Bình Tây được thành lập từ năm 1963, chủ yếu sản xuất thực phẩm chay ăn liền, như mì, bún gạo khô. Nhưng hiện tại, trên kệ mì ăn liền của các hệ thống siêu thị, hay tạp hóa lại hiếm thấy hình ảnh của sản phẩm công ty này. Ảnh: Bình Tây Food

Thị trường mì ăn liền Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau như Acecook, Masan Consumer, Asia Foods, Micoem, Uniben, Vifon, hay Việt Hưng…

Tuy nhiên, phần lớn thị phần đang thuộc về 3 doanh nghiệp dẫn đầu là Acecook, Masan Consumer và Asia Foods. Trong đó, Acecook chiếm hơn 50% tổng thị phần toàn thị trường mì gói, 2 cái tên còn lại nắm trong tay gần 30% thị phần. Còn lại chưa đến 20% thị phần cho hàng chục doanh nghiệp còn lại.


(Theo Zing)