{keywords}
Chợ Bình Điền là trung tâm giao thương của TP.HCM, hoạt động chủ yếu về đêm với hàng nghìn tấn nông, thủy, hải sản được mang đến mỗi ngày. Để bảo quản hàng được tươi ngon, các tiểu thương phải sử dụng đá ướp lạnh.

 

{keywords}
Với khoảng chục ki-ốt và hàng trăm nhân công, nơi đây cung cấp cho các cửa hàng thủy, hải sản hàng nghìn cây đá lạnh mỗi đêm.

 

{keywords}
Đá được vận chuyển từ nơi sản xuất đến cho các cửa hàng thu mua ở chợ. Mỗi cây đá nặng từ 50-60 kg.

 

{keywords}
Chị Ngọc Diệp (chủ một ki-ốt đá) buôn bán ở chợ Bình Điền được 16 năm cho biết trung bình mỗi ngày cửa hàng của chị bán được từ 600-700 cây đá, cao điểm bán được 1.000 cây. Giá bán mỗi cây đá 32.000 đồng.

 

{keywords}
Mỗi cửa hàng có một máy bào nhỏ đá. Một người có nhiệm vụ lấy đá cho vào máy, một người giữ đầu ra. Sau đó, đá được cho vào sọt. Mỗi sọt có sức chứa 2 cây đá.

 

{keywords}
2 người đứng máy có thể bào được hàng nghìn sọt đá mỗi đêm.

 

{keywords}
Chiếc móc hay thanh sắt là công cụ đắc lực để di chuyển các khối đá một cách dễ dàng.

 

{keywords}
Anh Tuấn Anh (Bình Phước, làm công việc này được 5 năm) cho biết: “Chủ yếu dùng sức người là chính và phải thức được đêm, làm việc liên tục 12 tiếng”.

 

{keywords}
Những địa điểm xa sẽ dùng xe ba bánh chở đi, nơi gần sẽ dùng xe kéo để đưa đá đi khắp các ngõ ngách của chợ.

 

{keywords}
Tuy công việc phải tiếp xúc với đá lạnh ở nhiệt độ thấp trong 12 tiếng nhưng những người làm việc ở đây không thấy lạnh hay phải trang bị quần áo chuyên dụng. “Nhiệt độ Sài Gòn cũng cao và vận động nặng do phải khuân vác liên tục nên tôi không thấy lạnh. Ngày trước mới làm chưa quen thì nhiều người hay bị sổ mũi thôi”, anh Minh cho biết.

 

{keywords}
Cánh mày râu có thể cởi trần làm việc nhưng chân luôn được bao bọc kĩ bằng đôi ủng với 2,3 lớp tất bên trong để chống lạnh cho chân và ngăn những hóa chất độc hại.

 

{keywords}
Nhiều người tranh thủ chợp mắt giữa ca làm việc để lấy lại sức. Công việc này chiếm phần lớn thời gian và sức lực của mỗi người nên gần như khó có thể làm thêm được việc khác vào ban ngày.

 

{keywords}
Anh Vũ Đình Quân (Bắc Giang) làm công việc khuân bốc đá được 3 năm nay, trước đó anh đi làm phụ hồ nhưng thu nhập bấp bênh. “Tôi được trả 400.000 đồng cho mỗi đêm làm việc, có thể lấy tiền luôn hoặc trả theo tháng. So với công việc trước thì việc này ổn định và thu nhập cao hơn", anh Quân chia sẻ.

 

{keywords}
Trong khi đó, những người vận chuyển đá từ nhà máy đến chợ được “khoán” 600 cây mỗi đêm làm việc với tthu nhập 12 triệu/tháng. 11 năm làm công việc này, anh Lê Thanh Thưởng nói cực nhất là lúc vác đá từ xưởng lên xe để chuyển đến chợ. “Lao động tay chân mà kiếm được như thế này cũng tốt rồi”, anh cho biết thêm.

(Theo Zing)