Khủng hoảng trầm trọng thịt lợn ở Trung Quốc

Chưa bao giờ Trung Quốc rơi vào thảm cảnh khan hiếm thịt lợn và giá tăng cao ngất ngưởng như 2019. Lý do kép dẫn tới tình trạng này là bởi xung đột thương mại Mỹ - Trung nên thịt lợn ngoại bị hạn chế nhập khẩu vào nước này, trong khi lợn nuôi trong nước bị dịch tả lợn châu Phi càn quét.

Theo Cục Thống kê quốc gia của Trung Quốc, giữa tháng 10, giá thịt lợn nước này đã tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình trạng này đã khiến cho lạm phát của Trung Quốc tăng 3% trong tháng 9.

Thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi đã làm cho Trung Quốc, quê hương của một nửa số lợn trên thế giới, là khá lớn. Số lượng lợn ở Trung Quốc đã giảm khoảng 130 triệu con kể từ khi dịch bùng phát trong vòng 13 tháng qua. Trong khi đó, thịt lợn là thức ăn chính hàng ngày của người dân Trung Quốc, chiếm tới 70% số lượng các loại gia súc khác. Trung bình, một người Trung Quốc tiêu thụ 20 kg thịt lợn trong một năm.

{keywords}
Tranh nhau mua thịt lợn ở Trung Quốc

Để tăng nguồn cung, Chính phủ nước này khuyến khích các hộ nuôi nhanh chóng tái đàn, như rót khoảng 3,2 triệu nhân dân tệ (tương đương 452 triệu USD) từ tháng 4 đến tháng 9/2019 cho các hộ chăn nuôi lợn có thu nhập thấp.

Ngoài ra, Trung đã bán đấu giá 30.000 tấn thịt lợn đông lạnh tại một số kho dự trữ trung ương để bình ổn giá. Một số người chăn nuôi thậm chí đã bắt đầu chuyển sang nuôi lợn béo hơn với giống lợn nặng tới 150kg trước khi mổ, nặng hơn 25% so với giống lợn trước kia.

Trung Quốc cũng nhập thịt lợn từ nhiều nước khác trên thế giới, với hơn 1,3 triệu tấn thịt lợn trong 9 tháng đầu năm, tăng 44% so với năm ngoái. Việc nhập khẩu thịt bò cũng tăng lên hơn 50%. Ngoài ra, Trung Quốc vừa mua 700.000 tấn thịt heo từ Mỹ để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Thiếu và đắt đỏ, đến Thủ tướng cũng không dám ăn hành

Ấn Độ, nhà xuất khẩu nguyên liệu chế biến lớn nhất thế giới, buộc phải cấm xuất khẩu hành củ kể từ ngày 30/9 sau khi mùa mưa kéo dài khiến việc gieo trồng hành vào mùa Hè phải lùi lại. Điều này trở thành "cơn ác mộng" đối với nhiều bà nội trợ do hành khan hiếm và giá tăng vọt. Hiện giá hành củ ở các địa phương tăng lên 63,3 USD/100 kg, mức cao nhất trong gần 6 năm qua.

Trước tình hình đó, Ấn Độ buộc phải nhập khẩu hành từ Ai Cập nhằm kìm hãm giá hành tăng cao. Tuy nhiên, biện pháp này không mấy hiệu quả do đã qua vụ gieo trồng hành trong nước vào mùa Hè, và lệnh cấm này có thể được duy trì đến giữa tháng 11.

{keywords}
Người dân Bangladesh hạn chế ăn hành củ vì đắt đỏ

Việc Ấn Độ ngừng xuất khẩu hành củ buộc nhiều nước như Bangladesh phải tìm kiếm các nguồn cung khác từ Myanmar, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc nhằm giảm giá hành trong nước.

Người dân nước này cũng chật vật vì thiếu hành khô. Đến ngay cả Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina cũng buộc phải cắt giảm hành khô ra khỏi thực đơn hàng ngày.

Theo thống kê của Cơ quan Phát triển xuất khẩu thực phẩm chế biến sẵn và nông nghiệp của Ấn Độ, trong năm 2018-2019, Ấn Độ đã xuất khẩu 2,2 triệu tấn hành tươi, chiếm hơn 50% tổng lượng hành nhập khẩu của các nước châu Á.

Nhiều thương lái tại các nước châu Á và châu Âu đã nhân cơ hội để tăng giá hành. Ở Thủ đô Dhaka, Bangladesh, các bà nội trợ phải bỏ ra 1,42 USD để mua 1 kg hành, gấp hai lần so với 2 tuần trước đó và là mức cao nhất kể từ cuối năm 2013. Giá hành tại Sri Lanka cũng tăng 50% trong vòng 1 tuần, lên mức 1,7 USD/kg.

Một cuộn giấy vệ sinh ở Venezuela giá 30 USD

Venezuela là quốc gia có dự trữ dầu thô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, giá dầu giảm từ năm 2014 khiến nước này chìm trong khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng khiến Venezuela không thể duy trì hệ thống trợ giá và kiểm soát giá cả như trước đây. Hệ quả là lạm phát ngày càng tăng tốc, nội tệ mất giá và tình trạng thiếu nhu yếu phẩm diễn ra tràn lan. Lạm phát tăng cao, tới 1 triệu phần trăm, khiến giá cả hàng hóa tăng vọt. Để mua nhu yếu phẩm hàng ngày, người dân Venezuela thường xuyên phải mang theo hàng chồng tiền.

Chẳng hạn, một gói bột ngô có giá 2,45 triệu bolivar; một kg phomat là 7,5 triệu bolivar; một gói mỳ ống cũng có giá 2,5 triệu bolivar. Một bao gạo có giá 2,5 triệu bolivar. Giấy vệ sinh cũng mất đến 2,6 triệu bolivar một cuộn.

{keywords}
Một chồng tiến mới mua nổi 1 cuộn giấy vệ sinh ở Venezuela

Tuy nhiên, do hàng hóa trong siêu thị quá ít ỏi, các gian hàng hầu như trống rỗng nên nhiều người phải mua ngoài chợ đen nên càng đắt đỏ. Nếu tính theo tỷ giá hối đoái của chính phủ, một chục trứng giá 150 USD, 500gr sữa bột giá 75 đến 100 USD, 500gr cafe giá 200 USD, 1 kg gạo giá 40 USD, thuốc tránh thai dùng trong 28 ngày giá 200 USD và 4 cuộn giấy vệ sinh giá 120 USD.

Vì thế, từ ngày 20/8/2018, chính quyền Tổng thống Venezuela - Nicolas Maduro - đã công bố triển khai hàng loạt chính sách kinh tế mới, trong đó có việc xóa 5 số 0 trên đồng bolivar hiện tại. Lương tối thiểu tháng cũng được nâng lần thứ 5 trong năm. Giá cả sẽ được neo vào đồng petro - tiền ảo do nước này phát hành, đồng nghĩa với việc hạ giá đồng bolivar tới 96%.

Giá cải thảo tăng 500%, khủng hoảng kimchi tại Hàn Quốc

Kimchi là món ăn quan trọng nhất tại Hàn Quốc. Nó quan trọng tới mức người ta coi món dưa chua này là biểu tượng văn hóa quốc gia. Họ ăn kèm kimchi trong mọi món ăn. Nhà hàng Hàn Quốc thường miễn phí kimchi, tương tự như việc nhà hàng Mỹ miễn phí tương cà.

Vì vậy, một cuộc khủng hoảng xảy ra khi giá cải thảo Napa - nguyên liệu chính của kimchi - tăng gần 500% chỉ sau một tháng trong năm 2010. Nguyên nhân do mưa lớn và sản lượng cải thảo năm trước khá thấp.

Giá kimchi vì thế cũng tăng vọt và kimchi trở nên khan hiếm. Các tờ báo đã dẫn tít “Bi kịch quốc gia” và “cuộc khủng hoảng chỉ xảy ra một lần trong cả thế kỷ”.

{keywords}
Cải thảo tăng giá khiến kimchi thiếu hụt tại Hàn Quốc

Tại nhiều khu chợ ở thủ đô Seoul, người dân xếp hàng dài từ sáng sớm để chờ đến lượt mua cải thảo, bất chấp giá của mỗi cây cao gấp đến 10 lần. Nhiều công cắt khẩu phần kim chi trong bữa ăn của công nhân, còn các nhà hàng tăng giá mỗi suất ăn thường có kim chi lên gấp đôi. Thậm chí, ngay cả dinh Tổng thống Hàn Quốc là Lee Myung-Bak thời điểm đó cũng phải đổi món kim chi làm từ cải thảo sang loại cải tây.

Để đối phó tức thì với cuộc khủng hoảng này, chính phủ Seoul lập tức đình chỉ việc áp dụng giá thuế nhập khẩu đối với sản phẩm cải thảo từ Trung Quốc và một số nhà sản xuất khác. Hơn 150 tấn cải thảo sau đó được nhập khẩu để bù đắp lượng thiếu hụt.

Hơn 1 triệu đồng 1 hộp bơ tại Na Uy

Cung giảm, cầu tăng là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng bơ tại Na Uy vào năm 2011. Sau những trận mưa lớn vào mùa hè, nhu cầu bơ tại đây tăng 20% vào tháng 10 và 30% vào tháng kế tiếp. Vào giữa tháng 12/2011, gần thời điểm Giáng Sinh, giá một hộp bơ nhảy vọt lên 50 USD (hơn 1 triệu đồng), The Washington Times đưa tin.

Người dân bắt đầu bán đấu giá bơ trên mạng với giá 100 USD (hơn 2 triệu đồng) cho 450 g bơ. Tại nước láng giềng Thụy Sĩ, doanh số bơ tăng 20 lần do nhu cầu từ Na Uy. Nạn buôn lâu bơ vào Na Uy cũng bùng phát nhanh chóng.

Hoàng Lan (Tổng hợp)