Mơ được bán hàng trở lại

Ngay sau khi nhận thông tin được bán hàng ăn trở tại Gia Lâm (Hà Nội), từ chủ quán tới nhân viên, nhiều người không giấu được niềm vui sướng.

Chủ những cửa hàng trên địa bàn chia sẻ, họ cảm thấy rất vui vì điều đó đồng nghĩa với việc gia đình có thu nhập, giữa thời điểm khó khăn dịch bệnh như hiện nay. Người nào người nấy tất bật chuẩn bị món ăn, nhanh tay lên đơn, ship hàng cho khách. 

Các hộ kinh doanh đều ký cam kết chỉ được phép bán hàng mang về; Không tổ chức tụ tập đông người tại các khu vực mua, bán. Các hộ kinh doanh cũng phải luôn tuân thủ những quy định, phòng, chống dịch theo thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Đang kinh doanh quán ăn, khi biết tin được phép bán trở lại dù chỉ cho mang về nhưng ông Cao Văn Bảy (Ngô Xuân Quảng, Gia Lâm) cảm thấy hết sức phấn khởi. Hơn một tháng nay, quán ăn phải đóng cửa để phòng chống dịch, không có nguồn thu trong khi ông vẫn phải trả tiền thuê nhà. Áp lực đè nặng khiến ông Bảy lo lắng.

Với quy định nới lỏng tại "vùng xanh", đặc biệt là khu vực cửa hàng đang kinh doanh được phép mở bán mang về, ông Bảy là một trong số nhiều chủ cửa hàng may mắn. “Mình rất vui, đêm ngủ còn mơ được bán hàng”, ông Bảy háo hức vì sắp có nguồn thu trở lại. 

{keywords}
Nhiều cửa hàng ăn tại Gia Lâm được phép bán mang về

Như trút bỏ được gánh nặng, chị Phương Loan (chủ một quán ăn trên đường Ngô Xuân Quảng) cũng phấn khởi khi mở cửa kinh doanh trở lại. Hơn một tháng tạm ngừng, chị Loan cảm thấy bí bách và lo lắng về số tiền thuê nhà và điện nước lên tới 10 triệu đồng/tháng. Nguồn thu không có nên chi phí này tạo áp lực lớn với gia đình chị. “Lắm lúc mình chỉ muốn bỏ hết”, chị nói. Hiện, quán ăn kinh doanh trở lại, giúp chị có thêm nguồn thu nhập hàng ngày. 

Theo khảo sát tại một số khu vực được phép bán hàng mang về ở huyện Gia Lâm, lượng hàng quán mở lại đang nhiều lên. “Kể từ hôm được mở cửa trở lại, quán ăn của gia đình tôi bán được hơn 100 suất mỗi ngày", chị Nguyễn Thị Trường, chủ một quán cơm, chia sẻ.

Ông Huy, chủ một quán phở trên đường Cổ Bi, cho hay, lượng khách tới mua và đặt hàng đông dần. Trung bình mỗi buổi, có hơn 30 suất cơm phở. Quán đã làm biển thông báo số điện thoại tới khách hàng và chỉ bán mang về. 

Không còn phải ăn mỳ tôm

Không chỉ người bán, người mua cũng cảm thấy vui mừng khi hàng quán được bán trở lại tại đây. Khu vực này ở ngoại thành nên các hoạt động shipper đều rất ít, thậm chí là không hoạt động, nên việc giao hàng chủ yếu do nhân viên của quán đảm trách.

Trên tay cầm hộp cơm, đeo khẩu trang, ông Phương Loan (một người dân tại Gia Lâm, Hà Nội) bày tỏ: “Được đi lại thoải mái, quán ăn mở bán rồi nên ăn uống cũng đàng hoàng hơn. Người dân được đi làm nên cũng đỡ lo khoản ăn uống”. 

Chờ mua đồ ăn sáng cho gia đình, bà Hồng (Cổ Bi, Gia Lâm) thực hiện đầy đủ việc đeo khẩu trang, kính giọt bắn và giữ khoảng cách. Bà cho hay, cả tháng nay các thành viên trong nhà đều ăn mì tôm, mì gạo, cháo... vào buổi sáng nên khi hàng quán mở lại, cả nhà rất vui được đổi món.

“Đồ ăn sáng ở quán ngon, đa dạng, có nhiều lựa chọn cho cả nhà. Vui hơn chính là người dân được đi lại thoải mái trong vùng. Mong rằng dịch bệnh sẽ hết để hàng quán sớm đông đúc trở lại. Dù có phải chờ cả buổi, tôi vẫn mong trở về như ngày trước”, bà nói.

Tương tự, ông Liêm (một người lao động) vui mừng: "Trước đây, tôi cùng bạn bè phải tự nấu hoặc ăn tạm mỳ tôm qua bữa. Giờ quán cơm mở rồi nên sướng hơn rất nhiều".

{keywords}
Chỉ một số khu vực tại Gia Lâm mới được phép bán trở lại theo hình thức mang về
{keywords}
Chủ quán cơm này vui mừng vì được mở cửa trở lại
{keywords}
Số đơn đặt mua về tăng mạnh
{keywords}
Thực đơn phong phú giúp người mua có nhiều lựa chọn
{keywords}
Các cửa hàng bán đồ ăn vẫn đảm bảo khoảng cách và phòng chống dịch
{keywords}
Người lao động phấn khởi không phải mang cơm trưa đi làm. Trước đây, anh và bạn bè phải tự nấu hoặc ăn tạm mỳ tôm qua bữa.

Tại Gia Lâm, Phân khu 3 (vùng xanh) gồm các xã, thị trấn không có ca bệnh phát sinh trên địa bàn sau thời gian phong tỏa, cách ly theo quy định, như: Dương Hà, Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu, Ninh Hiệp, Yên Thường, Yên Viên, thị trấn Yên Viên, Kim Lan, Văn Đức, Kiêu Kỵ, Cổ Bi, Đặng Xá, Phú Thị, Dương Xá, thị trấn Trâu Quỳ, Đa Tốn, Lệ Chi, Dương Quang.

Các địa phương này thực hiện biện pháp phòng dịch theo Chỉ thị số 15; cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn (không uống) được mở cửa hoạt động được bán hàng mang về.

Bảo Anh - Đình Hiếu 

Trước mắt lo đủ thứ giấy tờ, lâu dài lo cạn tiền, mất khách

Trước mắt lo đủ thứ giấy tờ, lâu dài lo cạn tiền, mất khách

Các doanh nghiệp trong vùng “vàng”, vùng “xanh” của Hà Nội tiếp tục được yêu cầu đảm bảo phòng chống dịch trong quá trình sản xuất. Những khu vực nguy cơ cao vẫn phải làm việc "3 tại chỗ".