Đấy chính là chợ bắp ngã 3 Bầu nằm ở xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn.

{keywords}
Ngôi chợ chỉ bán duy nhất một mặt hàng là trái bắp (ngô). Ảnh: Huân Cao

Nuôi con vào đại học từ chợ bắp

{keywords}
Bà Năm đã mua xong bắp và chở về chợ quận 8 bán lẻ. Ảnh: Huân Cao

Trong lúc chờ chồng buộc chặt 3 bao bắp trên xe, bà Lê Thị Năm tranh thủ ăn vội ổ bánh mỳ lót dạ cho buổi sáng, rồi sau đó chở bắp về chợ ở quận 8 bán lẻ.

Bà Năm cho biết, vợ chồng bà quê ở Thanh Hóa vào TPHCM  lập nghiệp được 17 năm qua. Trong 17 năm sinh sống ở "vùng đất hứa" này, có đến 15 năm gia đình bà gắn liền với ngôi chợ bắp này.

"Thời gian đầu vào TPHCM, vợ chồng tôi đi phụ hồ để kiếm sống và nuôi các con. Biết ngôi chợ bắp này chuyên bán giá sỉ với giá rẻ, ban đầu vợ chồng tôi thử mua đem ra chợ ngồi bán lẻ. Thấy công việc nhẹ nhàng hơn đi phụ hồ mà thu nhập lại cao hơn, nên 2 vợ chồng quyết định chuyển sang bán bắp. Nhờ có ngôi chợ này mà vợ chồng tôi làm, nuôi được 2 con vào đại học đấy." - bà Năm nói.

Bà Năm chỉ là một trong số hàng nghìn người đến ngôi chợ bắp này mua sỉ rồi chở đi khắp nơi bán lẻ. Ngoài bán lẻ ở các chợ, nhiều người đến đây mua về chất lên xe đẩy đi bán dạo hoặc luộc chín rồi đứng bán ở lề đường để mưu sinh.

{keywords}
Vựa bắp của bà Anh được xem là lớn và lâu đời ở ngôi chợ này. Ảnh: Huân Cao 

Bà Huỳnh Thị Anh là một trong những tiểu thương buôn bán gần 20 năm ở ngôi chợ này. Bà Anh cho biết, ngôi chợ này được hình thành từ 20 năm trước, bản thân bà cũng như nhiều tiểu thương ở đây, vốn là từ tiểu thương của chợ Cầu Muối (quận 1) trước đây.

"Đây được xem là chợ bắp đầu mối lớn nhất Sài Gòn đấy. Bắp từ ngôi chợ này được phân phối đi khắp các quận, huyện ở TPHCM cũng như các tỉnh lân cận"- bà Anh nói.

Cả chợ không bán gì ngoài bắp

{keywords}
Xe tải các nơi chở bắp về chợ. Ảnh: Huân Cao

Chợ bắp ngã 3 Bầu nằm trên truyến đường Trịnh Thị Miếng (xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, cách trung tâm quận 1 hơn 20km), ngoài trái bắp ra thì ngôi chợ này không bán bất kỳ mặt hàng nào. Tại ngôi chợ này, có khoảng 50 vựa bắp của tiểu thương, hoạt động nhộp nhịp cả ngày lẫn đêm để cung cấp đủ lượng bắp cho thị trường TPHCM và các tỉnh lân cận.

Hằng ngày, có nhiều xe tải hạng nặng 10 tấn, chở bắp từ các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm Đồng và các tỉnh, thành miền Tây nhập về chợ bắp này. Sau đó, bắp được phân phối đi khắp nơi với hàng nghìn tấn bắp được tiêu thụ/ngày.

Bắp trồng phải ít nhất 90 ngày mới cho thu hoạch, trong khi chợ bắp ngã 3 Bầu lại hoạt động quanh năm, buôn bán 24/24. Do vậy, để có được nguồn hàng đảm bảo cung cấp hằng ngày cho chợ, các tiểu thương ở đây phải tìm nguồn hàng cung cấp tại khắp các tỉnh, thành miền nam.

{keywords}
Các chủ vựa phải đặt hàng khắp nơi để có được nguồn cung cấp cho chợ quanh năm. Ảnh: Huân Cao 

"Chúng tôi phải bắt mối ở nhiều tỉnh khác nhau, mặt khác đặt hàng nông dân trồng trái vụ hoặc trồng theo cách cuốn chiếu để nối tiếp trong suốt chu kỳ theo 3 tháng thu hoạch. Vì vậy, sản lượng bắp cung cấp luôn ổn định quanh năm, chứ không chỉ vào mùa vụ thì mới có bắp." - chủ vựa bắp Hằng cho biết.

Tại ngôi chợ này, bắp được phân loại và bán sĩ theo từng bao loại 100 kg, chủ yếu là bắp nếp và bắp mỹ, người dân mua lẻ  vài kg thì chủ vựa vẫn bán. Bắp được xe tải chở đến từ các đầu mối, sau đó được phân loại, loại to và ngón nhất có giá 4.000 đồng/trái. Trong khi, các loạt còn lại lần lượt giảm xuống và giá thấp nhất là 1.000 đồng/trái (nếu bán theo kg thì được tính giá từ 7.000 đồng/kg).

{keywords}
Chợ bắp đã nuôi sống được nhiều lao động xa quê. Ảnh: Huân Cao

(Theo Lao Động)