Kể từ ngày 1/1, các loại nông sản xuất qua thị trường nước này đều phải đăng ký thông tin nhà vườn, nhà xưởng, bao bì gửi cho Hải quan Trung Quốc.

Thông tin bao gồm: Tên sản phẩm hoa quả; nguồn gốc xuất xứ; tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh. Doanh nghiệp có thể dán thêm nhãn để bổ sung các thông tin kể trên đồng thời có mã vạch, QR code hoặc tem chống hàng giả để có thể kiểm tra bất cứ lúc nào.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, phía Trung Quốc tăng cường kiểm tra, giám sát truy xuất nguồn gốc đối với trái cây tươi nhập khẩu từ Việt Nam và bao gồm cả nước thứ 3. Trung Quốc sẽ theo dõi danh sách vùng trồng và cơ sở đóng gói trái cây tươi đã được phép xuất khẩu sang Trung Quốc.

"Mù mờ" về thông tin

Việt Nam cũng chỉ được phép xuất khẩu 8 loại quả vào Trung Quốc, bao gồm: Thanh long, xoài, chôm chôm, mít, chuối, vải, nhãn và dưa hấu. Vì vậy, các mặt hàng khác như: Dứa, khoai lang sầu riêng,...đều không thể xuất khẩu chính ngạch.

Tuy nhiên, nhiều người nông dân lại tỏ ra rất ngạc nhiên với thông tin này. Tại khu vực Hải Dương, Bắc Giang, nhiều người nông dân cho biết họ chưa nắm được thông tin phải đăng ký mã số vùng trồng mới được xuất vải sang Trung Quốc mà như các năm trước, họ chỉ biết bán vải cho các thương lái.

Từ năm 2019, khi Trung Quốc thắt chặt kiểm dịch thì những lô trái cây không đáp ứng được việc dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc, ghi mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói tại Việt Nam sẽ không thể xuất khẩu sang thị trường này.

Mặc dù vậy, do chưa có loại tem truy xuất nguồn gốc chung cho trái cây Việt Nam nên người trồng dưa hấu ở huyện Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) đã dán tem truy xuất nguồn gốc bằng tiếng Trung do đối tác phía Trung Quốc cung cấp.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay, cả nước có khoảng 22 tỉnh, thành chưa có mã số vùng trồng; 33 tỉnh, thành chưa có mã số cơ sở đóng gói nào được cấp để xuất khẩu các loại trái cây sang Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do các địa phương trên chưa nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc cấp mã số.

Hiện nay, có khoảng 1.200 mã số vùng trồng cho 8 loại trái cây cùng 608 mã số cơ sở đóng gói có đủ điều kiện được phép xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc, còn lại sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm 7,4% trong quý I/2019, một phần của tình trạng này là do việc xuất khẩu sang thị trường này ngày càng khó hơn khi yêu cầu kiểm dịch hoa quả xuất nhập khẩu giữa hai nước ngày càng khắt khe.

(Theo BizLIVE)