Từ ngày 12/10/2018, mô hình Tổng cục Quản lý thị trường chính thức ra đời. Việc sắp xếp 38 Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xuống còn 19 Cục Quản lý thị trường liên tỉnh sẽ tạo ra nhiều biến động về nhân sự.

Đội trưởng thành đội phó

Tại hội nghị quán triệt Quyết định 34 của Thủ tướng Chính phủ về mô hình Tổng cục Quản lý thị trường, ông Cao Xuân Lộc, Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Quảng Ninh, bày tỏ sự “vui mừng và phấn khởi” khi sau nhiều năm chờ đợi đã có mô hình mới này.

Tuy nhiên, lãnh đạo quản lý thị trường Quảng Ninh thừa nhận, cán bộ quản lý thị trường Quảng Ninh nói chung "cũng có nhiều tâm tư”.

“Khi sắp xếp, thay đổi mô hình thì không sao tránh khỏi việc đó. Khi ấy, người giữ cương vị đứng đầu lực lượng quản lý thị trường địa phương phải làm gì để cán bộ công chức thực sự yên tâm công tác.

“Không có băn khoăn suy nghĩ kiểu đội nọ sáp nhập vào đội kia thì em không được làm đội trưởng nữa, xuống làm đội phó”, ông Cao Xuân Lộc chia sẻ.

{keywords}
Lực lượng quản lý thị trường địa phương sẽ trực thuộc Bộ Công Thương, thay vì UBND tỉnh.

Ông Lộc cũng chia sẻ việc sau khi có quyết định nâng cấp Cục quản lý thị trường lên Tổng cục thì đã gặp trực tiếp bí thư, chủ tịch tỉnh. Khi đó, ông Lộc cũng nói có vấn đề “không giải trình được” như mô hình quản lý thị trường Quảng Ninh là Cục liên tỉnh hay Cục độc lập.

Ngoài ra, số thu từ hoạt động chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại sau khi trừ đi chi phí, tỉnh Quảng Ninh điều tiết lại cho Chi cục quản lý thị trường 100%.

“Một năm chúng tôi có 14-15 tỷ mua sắm vật tư, tàu thuyền... phục vụ hoạt động. Tới đây về Bộ không biết tỉnh có bố trí nữa không - đó cũng là một khó khăn”, lãnh đạo quản lý thị trường Quảng Ninh tâm tư.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Hùng, Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hoá, băn khoăn hiện UBND tỉnh Thanh Hoá để lại toàn bộ kinh phí chống gian lận thương mại cho quản lý thị trường, mỗi năm khoảng 20 tỷ đồng. Bây giờ nguồn đó về tổng cục thì sẽ xử lý thế nào? Ông Hùng đề nghị Bộ hướng dẫn rõ để bàn giao minh bạch, đỡ phân tâm

Đại diện Chi cục quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh cũng mong muốn việc nâng cấp lên mô hình mới “hạn chế xáo trộn đến hoạt động, cơ cấu tổ chức của địa phương”.

Việc bàn giao nguyên trạng cơ sở vật chất cũng khiến nhiều đại diện quản lý thị trường ở địa phương băn khoăn khi nhiều công trình còn dang dở, tỉnh đang và dự kiến sẽ cấp kinh phí.

Biến động nhân sự quản lý thị trường

Lãnh đạo các Chi cục quản lý thị trường có lý do để băn khoăn, bởi việc nâng cấp thành Tổng cục quản lý thị trường sẽ có thay đổi đáng kể về cơ cấu tổ chức của lực lượng này.

Cụ thể, các Chi cục quản lý thị trường thay vì trực thuộc UBND tỉnh, thì sắp tới sẽ trực thuộc Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương cũng đã có văn nêu rõ phương án chuyển giao các Chi cục Quản lý thị trường về Bộ.

{keywords}
Nhiều cán bộ "tâm tư" khi nâng cấp lên Tổng cục quản lý thị trường

Cụ thể, về cơ cấu tổ chức, Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất.

Bên dưới là Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Quản lý thị trường liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường tỉnh có 3 phòng; Cục Quản lý thị trường Hà Nội và TP.HCM không có quá 4 phòng; Cục Quản lý thị trường liên tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương không có quá 5 phòng.

Dưới Cục Quản lý thị trường là các đội Quản lý thị trường cấp huyện trực thuộc Quản lý thị trường cấp tỉnh.

Đáng chú ý, ngay từ khi xây dựng Đề án thành lập Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã có chủ trương tinh gọn bộ máy.

Tại Trung ương sẽ tinh giản từ 11 đơn vị xuống còn 6 đơn vị (giảm 45,5%). Việc tinh giản được thực hiện ngay khi Quyết định 34/2018/QĐ-TTg có hiệu lực.

Đối với lực lượng quản lý thị trường cấp tỉnh, theo lộ trình đến hết năm 2019 sẽ tinh giản từ 63 đơn vị xuống còn 44 đơn vị thông qua phương án sắp xếp lại một số Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh thành Cục Quản lý thị trường liên tỉnh. Theo đó, sắp xếp 38 Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xuống còn 19 Cục Quản lý thị trường liên tỉnh.

Đối với lực lượng QLTT cấp huyện tiến hành tinh giản tổ chức bộ máy theo lộ trình sắp xếp lại các đội QLTT cấp huyện thành các Đội QLTT liên huyện theo mục tiêu giảm 305 đội trong vòng 3 năm (từ năm 2018-2020).

Bộ Công Thương đã giao Vụ Tổ chức cán bộ ra soát nhân sự, lên phương án báo cáo lãnh đạo Bộ để tạm thời giao phụ trách hoặc thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ đối với các nhân sự đủ điều kiện kể từ ngày 12/10/2018.

Tương tự, để đảm bảo không bị gián đoạn nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh Đội trưởng, Bộ Công Thương đã rà soát danh sách các lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường, báo cáo phương án nhân sự để giao Quyền đội trưởng, Phó đội trưởng từ ngày 12/10/2018.

Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Công Thương, nhấn mạnh: “Chúng tôi xác định trong tổ chức mới của Tổng cục Quản lý thị trường, công tác về cán bộ, phẩm chất cán bộ là yêu cầu đầu tiên được quan tâm hàng đầu đảm bảo điều kiện tiền đề, giúp lực lượng quản lý thị trường hoàn thành trọng trách, sứ mệnh của mình”.

Lương Bằng

Bộ trưởng Công Thương lệnh rà soát lại Cục Quản lý thị trường

Bộ trưởng Công Thương lệnh rà soát lại Cục Quản lý thị trường

Bộ trưởng Công Thương vừa có quyết định thành lập Tổ rà soát, đánh giá lại quy trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với Công ty Cổ phần Con Cưng của Cục Quản lý thị trường.

Cục trưởng Quản lý thị trường bị phê bình nghiêm khắc

Cục trưởng Quản lý thị trường bị phê bình nghiêm khắc

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã "phê bình nghiêm khắc” Cục Quản lý thị trường và Cục trưởng vì “thiếu trách nhiệm” khi thực thi công vụ.

Bắt tạm giam Chi Cục phó Quản lý thị trường Sóc Trăng

Bắt tạm giam Chi Cục phó Quản lý thị trường Sóc Trăng

Thay vì xử lý chủ doanh nghiệp kinh doanh phân bón kém chất lượng, 2 cán bộ Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng, giải tỏa số phân bón kém chất lượng đã niêm phong, giao cho chủ doanh nghiệp toàn quyền tiêu thụ.

Bộ Công Thương: Chấm dứt 'hàm trưởng phòng', 'hàm phó  phòng'

Bộ Công Thương: Chấm dứt 'hàm trưởng phòng', 'hàm phó phòng'

Ban cán sự đảng Bộ Công Thương vừa ban hành Nghị quyết số 07-NQ/BCS quy định tạm thời về số lượng lãnh đạo cấp phòng trực thuộc các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ.

Bộ Công Thương liên tục thay đổi lãnh đạo, loạt sếp mới ra mắt

Bộ Công Thương liên tục thay đổi lãnh đạo, loạt sếp mới ra mắt

Quyết định bổ nhiệm ông Trần Sỹ Thanh làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN là cột mốc để nhìn lại một năm nhiều biến động về nhân sự của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương.