Ông Đào Mạnh Hùng, chủ nhân tác phẩm sanh cổ có tên là "Phiêu du" cho biết, "báu vật" ông đang sở hữu thuộc dòng sanh quê, có tuổi đời lên tới hàng trăm năm. Cây gồm 2 thân (song thân) có đặc tính là lá nhỏ, xanh và dày. Cây được ông mua từ nghệ nhân Đặng Xuân Cường (Cường họa sĩ) từ năm 2002, sau đó, cây được ông mang về tạo tác, thiết kế lại.

“Tác phẩm này được nhiều người làm cây Hà nội biết đến và vô cùng yêu thích. Để có được độ hoàn thiện, ổn định như hiện nay, cây từng chết đi sống lại nhiều lần trong quá trình chế tác, giải phẫu và chiết ghép. Vào năm 2012, có vị thượng khách trả tôi hơn 8 tỷ đồng nhưng tôi quyết giữ cây không bán" - ông cho hay.

{keywords}
Cây sanh cổ gồm 2 thân có đặc tính là lá nhỏ, xanh và dày

Theo ông Hùng, Phiêu du có điểm khác biệt lớn nhất trong lĩnh vực chế tác cây cảnh cổ là cá tính, riêng biệt và hội tụ các dáng thế giữa truyền thống và hiện đại. Nội dung và hình thức cây rõ ràng mạch lạc và thân thiện.

Toàn cây hội tụ các dáng như trực, huyền, hoành với các kỹ thuật tạo cành như cành la, cành bổng, cành đảo địa hay cành trợ ngọn. Nhưng theo ông Hùng, Phiêu du thành công nhất là khi thực hiện được sáng tác cây quần thụ, đây là một kỹ thuật rất khó, kỳ công và phải được tư duy kỹ lưỡng.

"Nhìn vào tổng thể, cây có nhiều cành nhưng phải làm sao cho thoáng, các thân phải đối thoại, tương tác với nhau. Các mảng khối đều hướng tới tính thẩm mỹ của điêu khắc và hội họa" - ông nói.

{keywords}
Nghệ nhân Hùng đang chỉnh sửa, cắt tỉa lá cây định kỳ

Ngoài ra, ông Hùng còn tiết lộ, thứ giá trị nhất trên Phiêu du chính là tỉ lệ vàng của một cây đại cổ thụ ngoài tự nhiên khi có chiều cao từ mặt chậu là 1,6m, tán rộng khoảng 2,9m, chiều sâu tán là 2m.

"Nghệ thuật làm cây cảnh chính là sáng tạo một câu chuyện độc đáo về thiên nhiên vào tác phẩm của mình. Để làm sao vừa có được sự cô đọng, súc tích, giản lược vừa đồng bộ, logic, khoa học. Thế nên, nghệ nhân giỏi phải là người có hiểu biết sâu rộng và am hiểu về nghề để phản ánh mọi ý tưởng, thiết kế, sáng tạo vào trong cây" - ông tâm sự.

Theo tiết lộ, tác phẩm Phiêu du hiện được cho thuê và trưng bày ở Bảo tàng Hà Nội.

Một số hình ảnh tuyệt đẹp về cây sanh cổ có tên là Phiêu du:

{keywords}
Toàn cây hội tụ các dáng như trực, huyền, hoành với các kỹ thuật tạo cành như cành la, cành bổng, cành đảo địa hay cành trợ ngọn
{keywords}
Điểm độc đáo của Phiêu du là nhìn từ 4 góc độ khác nhau là 4 tác phẩm cây cảnh cuốn hút và khác lạ
{keywords}
Hơn nữa, mỗi thân cây cơ bản nếu tách ra đều có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật riêng rẽ
{keywords}
"Phiêu du" chính là tỉ lệ vàng của một cây đại cổ thụ ngoài tự nhiên khi có chiều cao từ mặt chậu là 1,6m, tán rộng khoảng 2,9m
{keywords}
Theo tiết lộ, vào năm 2012, có vị thượng khách trả ông Hùng hơn 8 tỷ đồng nhưng ông quyết giữ cây không bán
{keywords}
Hiện cây được cho thuê và trưng bày ở Bảo tàng Hà Nội.

(Theo Dân Trí)