“Mắt xích" trong phát triển nông nghiệp bền vững

Năm 2020, mưa đá, lũ lụt, xâm nhập mặn… ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp; trong khi đó, đại dịch toàn cầu Covid-19 làm đứt gãy sự kết nối thương mại nông sản giữa nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo các chuyên gia, để giải quyết vấn đề an ninh lương thực, giúp nông dân sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, thì phát triển nông nghiệp bền vững vừa là xu hướng tất yếu, vừa là đòi hỏi bức thiết. Bởi vì, sản xuất nông nghiệp sử dụng và phụ thuộc phần lớn vào nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết. Trong khi đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Khu vực nông nghiệp và người nông dân là những đối tượng “tổn thương” từ thực trạng này.

Thêm vào đó, phần lớn nông dân Việt Nam là các nông hộ sản xuất nhỏ. Việc sản xuất nhỏ lẻ có nguy cơ dẫn đến khó kiểm soát chất lượng, chưa kể năng suất lao động, hiệu quả kinh tế thấp và gặp nhiều rủi ro về mặt thị trường.

Theo các chuyên gia, để phát triển nền nông nghiệp bền vững và nâng cao thu nhập cho nông dân, cần khuyến khích nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến vào canh tác, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa bền vững. Đồng thời, nông dân cần xây dựng chuỗi liên kết để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, kết nối sản xuất với thị trường và tiêu dùng. Để làm được điều này, cần có sự chung tay của nhiều thành phần, trong đó có các doanh nghiệp lớn.

{keywords}
 Hướng dẫn nông dân canh tác khoai tây tại Lâm Đồng

Tiên phong tham gia vào liên kết chuỗi

Là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông dược và hạt giống, Syngenta đã và đang hợp tác với một số tập đoàn, tổ chức quốc tế và các cơ quan chức năng tại các địa phương; đóng góp kinh phí để triển khai nhiều dự án về phát triển nông nghiệp bền vững. Cùng với đó, công ty chung tay hình thành các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản như: các dự án ngô sinh khối, cà phê, lúa gạo, khoai tây.

Syngenta nghiên cứu, khảo nghiệm và đánh giá, để đưa ra những giải pháp về giống và bảo vệ thực vật, đồng thời tập huấn, hướng dẫn nông dân sử dụng các giải pháp đó một cách hiệu quả. Công ty hướng đến giúp nông sản đạt tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) mà các nhà thu mua nông sản đề ra, để chế biến hoặc xuất khẩu tới các thị trường có giá trị cao như: EU, Mỹ, Nhật…

{keywords}
 Hướng dẫn nông dân trồng xen canh cây cà phê với sầu riêng

Cụ thể, dự án cà phê cảnh quan bền vững tại Tây Nguyên mà Syngenta thực hiện cùng các đối tác từ năm 2017 đến nay đã giúp 6.000 nông dân ở 4 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai được hưởng lợi từ mô hình tái canh cà phê trồng xen với cây ăn quả. Từ đó, nông dân giảm độc canh, đa dạng hóa thu nhập từ cà phê và cây ăn quả, góp phần tạo ra môi trường canh tác giảm thiểu xói mòn đất và tiết kiệm nước tưới.

Syngenta cũng hợp tác với Tập đoàn Olam, Tổ chức Hợp tác Đức (GIZ) cùng các cơ quan chức năng tại tỉnh An Giang và Đồng Tháp xây dựng các mô hình quản lý dư lượng và canh tác lúa bền vững theo tiêu chuẩn SRP. Từ đó, hàng ngàn nông dân trong khuôn khổ dự án có thể sản xuất ra hàng trăm ngàn tấn lúa, đáp ứng được các tiêu chuẩn về VSATTP khắt khe của thị trường châu Âu và Hoa Kỳ.

Trên cây khoai tây, Syngenta phối hợp với PepsiCo Việt Nam, xây dựng các nông trại sản xuất khoai tây kiểu mẫu tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk. Tại dự án này, Syngenta đã đưa ra giải pháp quản lý sâu bệnh hại tổng hợp trên cây khoai tây, tập huấn và hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, nông dân có thể đáp ứng được sản lượng và chất lượng khoai tây cho tập đoàn Pepsico.

{keywords}
Mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn bền vững và quản lý dư lượng tại Đồng tháp

Trong thời gian tới, Syngenta sẽ tiếp tục mang đến những bộ giải pháp tiên tiến, đẩy mạnh các dự án phát triển nông nghiệp bền vững, liên kết với chuỗi giá trị để tăng sức cạnh tranh, góp sức giúp nông sản Việt chiếm lĩnh thị trường trong nước và vượt qua các rào cản thương mại về chất lượng và VSATTP, từng bước tạo dựng thương hiệu ở thị trường thế giới.

Bà Lê Thị Khánh Hòa - Giám đốc Quản trị Bền vững Syngenta Việt Nam nhấn mạnh: "Với 4 cam kết trong chương trình phát triển bền vững mới tới năm 2025, Syngenta sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân Việt Nam canh tác bền vững với những dự án phù hợp với từng địa phương. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia vào các liên kết chuỗi dưới nhiều hình thức như: hợp tác công tư, hợp tác xã, khuyến nông... từ đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp và cải thiện đời sống ở khu vực nông thôn."

Lệ Thanh