{keywords}
Thời điểm tháng 9 đến tháng 12 Âm lịch hàng năm, chợ làng Giống (xã Cổ Dũng, Kim Thành, Hải Dương) lại tấp nập người bán kẻ mua thịt chuột đồng.
{keywords}
Có hơn 10 người ngồi bán từ khoảng 15h với những con chuột đã được thui rơm trước đó. Theo các tiểu thương kinh doanh đặc sản chuột đồng, vài năm gần đây, thịt chuột trở thành món ăn ưa thích không chỉ của người dân địa phương mà cả khách ở nhiều nơi như Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh...
{keywords}
Người dân xã Cổ Dũng coi thịt chuột đồng là món ăn đặc sản của đồng quê. Món ăn này cũng gắn với tuổi thơ của rất nhiều người ở đây.
{keywords}
Gia đình bà Nguyễn Thị Lý (SN 1974, đội 1, thôn Bắc, xã Cổ Dũng) có 5 người đi bắt chuột đồng. Khi trời mới tờ mờ sáng, họ rời nhà đi, qua khắp các cánh đồng, bờ ao, thậm chí cả cánh đồng ở Bắc Ninh, Hà Nam... Tới hơn 14h họ mới trở về, ăn vội bát cơm để chuẩn bị làm thịt chuột, kịp giờ cho khách tới lấy.
{keywords}
Từng mẻ chuột được đổ vào thùng để chuẩn bị sơ chế. Nhóm 5 người đi bắt chuột nhà bà Lý ai cũng có thâm niên trên 20 năm gắn bó với công việc này.
{keywords}
Cả gia đình bà Lý ai nấy đều phấn khởi khi họ bắt được gần 50kg chuột đồng trong chuyến đi bắt ở huyện Tứ Kỳ (Hải Dương). Trừ các chi phí, mỗi người thu nhập được 500-700 nghìn đồng/ngày.
{keywords}
Với những con chuột bắt về đã chết, người dân xã Cổ Dũng đều vứt bỏ. Để hạn chế chuột chết, họ dùng quạt làm mát cho chúng.
{keywords}
Sau đó, những "người thợ" khẩn trương bắt tay vào công đoạn sơ chế. Ông Nguyễn Quý Hưng (đội 1, thôn Bắc, xã Cổ Dũng) cho hay, sau khi đổ nước sôi để làm lông, chuột được cạo sạch lông trước khi rửa sạch, lau khô, giao cho khách hoặc thui rơm tùy theo yêu cầu của khách hàng.
{keywords}
Thịt chuột nhà bà Lý thường được khách tới tận nhà lấy về tự nấu ăn cùng bạn bè, người thân hoặc về phục vụ trong các nhà hàng. Bà Lý cho biết, bà vừa chuyển đi một đơn hàng hơn 10kg thịt chuột vào tận Nghệ An.
{keywords}

Chủ một nhà hàng ở huyện Kim Thành cho biết, mỗi lần chị thường lấy gần 10kg thịt chuột ở nhà bà Lý, đảm bảo thịt chuột tươi ngon, thơm, chuột béo. Cũng theo vị này, khách tới nhà hàng của chị thường ưa thích các món chế biến từ thịt chuột là rán, luộc, hầm, làm giả cầy.

{keywords}
Thời điểm hiện tại, giá chuột dao động từ 130-160 nghìn đồng/kg, nếu chuột nướng có thể lên tới 200 nghìn đồng/kg.
{keywords}
Chị Lý chất rơm để thui chuột cho khách.
{keywords}
Những mẻ chuột vàng ruộm rất bắt mắt và thơm phức.
{keywords}
Sau vụ mùa, chuột ăn lúa nếp nên rất béo, thịt thơm ngon và không có mùi hôi.
{keywords}
Chị Đỗ Thị Thảo (xã Kim Lương, Kim Thành) cho biết, ngày bé chị được ăn 1 lần món chuột đồng ở xã Cổ Dũng và ấn tượng tới tận bay giờ. Ở quê chị nhiều người cũng rất ưa thích món ăn đồng quê này.
{keywords}
Với người bán, chỉ cần nhìn họ biết ngay là chuột đồng hay chuột nhà.
{keywords}
Để chế biến chuột đồng, theo người dân Cổ Dũng, phải biết cách, đặc biệt là phải bỏ hai hạch ở phía đùi.
{keywords}
Để có được những sạp chuột con nào con nấy bóng bẩy, chắc nịch chuyển đến tay thực khách, những người nông dân xã Cổ Dũng vất vả từ khâu bắt chuột đến sơ chế. Những ngày này, đến xã Cổ Dũng, không khó bắt gặp hình ảnh người dân sơ chế chuột đồng.

(Theo VTC News)