Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, đây là chiêu thổi giá.

Thông tin giao dịch cây lan đột biến Bướm Đại Ngàn của anh Chính Trương lập tức gây xôn xao, đã có hàng nghìn lượt comment, chia sẻ trên mạng xã hội.

Cụ thể, trên trang Facebook cá nhân, anh Chính Trương viết: "Huyền thoại Bướm Đại Ngàn - một cực phẩm của đất trời, của mẹ thiên nhiên ban tặng. Nếu ví thế giới hoa lan như 1 vương quốc kỳ hoa thì Bướm Đại Ngàn như một cỗ ngai vàng quyền quý dành cho bậc chí tôn, minh chủ.

Hôm nay Chính Trương chính thức công bố bán cây mẹ Bướm Đại Ngàn với giá 100 tỷ để hữu duyên quý vật tầm quý nhân. (Số đo 14 cm, đang ra 1 mầm nối, 2 kei, ngọn vẫn phát triển mạnh. Chỉ bán hoặc nhận chốt giá trong ngày). Kính báo quý anh chị em yêu hoa Lan".

{keywords}
Thông tin rao bán lan đột biến Bướm Đại Ngàn lên tới 100 tỷ đồng gây xôn xao dư luận. (Ảnh chụp màn hình)

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên anh Chính Trương gây sốc với Bướm Đại Ngàn, bởi trước đó, vào tháng 7/2020, anh này đã bán 1 kei lan (mầm lan) đầu tiên mọc ra từ Bướm Đại Ngàn với giá 15 tỷ đồng.

Sau đó, anh Chính Trương lại đấu giá kei lan thứ hai với danh nghĩa ủng hộ Ủy ban Mặt trận Trung ương Tổ quốc Việt Nam chống dịch Covid-19. Kei lan này được "chốt" với mức giá 11,7 tỷ đồng.

Ngay sau khi anh Chính Trương đăng tải thông tin, rất nhiều ý kiến bày tỏ: đây là mức giá rất phi lý, không thể chấp nhận được. 

Thực tế, thời gian qua, do có quá nhiều thương vụ lan đột biến tiền tỷ được thực hiện mà không biết thực hư như thế nào đã khiến nhiều người lao vào vòng xoáy của lan đột biến và phải ngậm trái đắng do bị lừa.

{keywords}
Cận cảnh lan đột biến Bướm Đại Ngàn được rao 100 tỷ đồng. Ảnh: FB Chính Trương.

Đơn cử như anh Bùi Văn Toàn ở xã Cộng Lạc (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương), đặt mua 10 cây lan đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ, 5 cánh trắng Hiển Oanh trên mạng xã hội với giá 500.000 - 700.000 đồng/cây. Nhưng sau khi anh Toàn chuyển khoản, nhận hàng mới phát hiện mình bị lừa bởi cây mà anh nhận được không phải dòng lan phi điệp đột biến.

Cuối tháng 7, một người dân ở huyện Phù Ninh (Phú Thọ) cũng trình báo cơ quan công an vì bị một số đối tượng lừa bán lan đột biến với số tiền lên đến hơn 2 tỷ đồng. Một chủ vườn lan phi điệp đột biến thuê nhà ở huyện Quốc Oai (Hà Nội) sau khi lừa hàng chục tỷ đồng của người mua đã bỏ trốn. Một nhóm thanh niên quê Hòa Bình vừa bị bắt tại Nghệ An sau khi lừa hàng chục tỷ đồng...

Mới đây nhất, chiều 7/9, Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Bùi Văn Sỹ (34 tuổi, ngụ xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, Hòa Bình) để phục vụ công tác điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt chiếm đoạt tài sản” bằng hình thức lừa bán lan đột biến gen.

Theo kết quả điều tra ban đầu, từ việc tham gia nhóm chơi, kinh doanh lan trên mạng xã hội Facebook, ông Đ.V.T (ngụ H.Di Linh) đã trực tiếp mua của Bùi Văn Sỹ các cây lan "đột biến gen" với giá 440 triệu đồng. 

{keywords}
Chậu hoa lan, tang vật của vụ án.

Sau đó, Bùi Văn Sỹ tiếp tục đem 2 chậu lan "đột biến gen" khác đến Di Linh bán cho ông T. với giá 1,47 tỉ đồng. Khi phát hiện hoa lan mà Sỹ bán chỉ là lan thông thường, ông T. đã trình báo đến Công an huyện Di Linh.

Từ vụ việc này, Công an huyện Di Linh khuyến cáo người dân nên thận trọng trong việc kinh doanh trên mạng xã hội, bao gồm việc mua bán lan đột biến gen, để tránh kẻ xấu lợi dụng lòng tin, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Có thể lan, đầu tư lan đột biến đang là một cuộc chơi đầy may rủi, do các hoạt động giao dịch, mua bán, chuyển nhượng lan đột biến diễn ra tự phát, chủ yếu dựa vào cam kết, thỏa thuận bởi người bán với người mua, chưa có sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan chức năng.

Chính vi vậy, công an nhiều địa phương như Tuyên Quang, Hòa Bình, Bình Phước, Nghệ An,... đã có khuyến cáo người dân cần tỉnh táo trước các giao dịch lan đột biến với giá trị rất lớn trên mạng xã hội, bởi rất có thể bị lừa bởi chiêu thổi giá, hoạt động kinh doanh lan đột biến như đa cấp, thậm chí không loại trừ khả năng rửa tiền.

(Theo Dân Việt)