Hiện nếu nhìn vào 2 xu hướng trên thị trường chuỗi cà phê tại TP Hồ Chí Minh sẽ thấy rõ nhiều chuỗi cà phê đang thu nhỏ lại mô hình hoạt động sau dịch, trong khi đó một số chuỗi khác lại đang mở rộng độ phủ và xuất hiện tại những vị trí đắc địa nhất tại trung tâm.

Thậm chí, còn có những cái tên mới ra nhập thị trường. Những xu hướng này đang cho thấy điều gì và liệu việc kinh doanh chuỗi cà phê có vị ngọt hay đắng?

Nếu nói về sức hấp dẫn của thị trường cà phê Việt, không thiếu những con số để chứng minh vị ngọt của nó. Thị trường được định giá lên đến tỷ USD. Mỗi năm, người Việt Nam tiêu thụ mức cà phê thấp hơn so với trung bình của thế giới khoảng 3 lần.

Trong khi đó, 5 chuỗi cà phê lớn nhất đang chiếm 15% tổng thị phần chuỗi cà phê Việt. Điều này có nghĩa là 85% vẫn là mảnh đất hấp dẫn.

Vì vậy, dù trong 1 năm chịu tác động mạnh của dịch bệnh, cả Amazon của Thái Lan và sắp tới đây là Arabica của Nhật đều nhắm vào người tiêu dùng Việt. Trong khi đó, một số thương hiệu nội địa cũng tận dụng thời điểm này để có được các mặt bằng tốt trong chiến lược mở rộng.

"Nó còn tuỳ thuộc vào nguồn lực tài chính. Hiện ai có đủ tiềm lực, nguồn lực mạnh thì chạy lên trước trong cuộc đua", ông Phạm Thái Bình - chuyên gia bán lẻ nói.

Kinh doanh chuỗi cà phê: Ngọt hay đắng? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí.

Bà Võ Thị Khánh Trang - Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills Việt Nam cho biết: "Một số nhãn hàng quốc tế vẫn giữ kế hoạch của họ để tiến vào Việt Nam, cũng như cửa hiệu của họ vẫn giữ đó. Điều này cho thấy tiềm năng của ngành F&B cũng như sự lạc quan của người tiêu dùng".

Tuy nhiên, không ít tên tuổi cũng phải nếm vị đắng cà phê. Sau một thời gian mở rộng chuỗi, dịch COVID-19 đã khiến không ít doanh nghiệp kinh doanh mảng này phải đổi chiến lược.

Starbucks Vietnam đóng cửa hàng tại khách sạn Rex. Theo sau, The Coffee House cũng dừng mô hình Signature - từng là điểm đặc biệt của chuỗi cà phê này. Trước đó, nhiều thương hiệu ngoại cũng từ bỏ thị trường Việt Nam như Gloria Jean's hay NYDC.

Thị trường tiềm năng nhưng câu hỏi về lợi nhuận đối với mô hình chuỗi cà phê thực sự là thử thách, thậm chí với cả các ông lớn. Đặc biệt là những thách thức hậu COVID-19. Vì vậy, vị cà phê ngọt hay đắng sẽ phụ thuộc lớn vào cách thức vận hành và chiến lược của mỗi doanh nghiệp.

(Theo VTV)

Vui mừng mở quán, 2 tháng vắng khách rồi đóng cửa, lỗ chồng thêm lỗ

Vui mừng mở quán, 2 tháng vắng khách rồi đóng cửa, lỗ chồng thêm lỗ

Hai tháng sau giãn cách xã hội, nhiều quán ăn nhậu, quán cafe đã mở cửa trở lại nhưng lượng khách chưa đông, phục vụ khoảng 30-50% công suất nên sau thời gian hoạt động cầm chừng, không ít quán phải đóng cửa.