Thời điểm này, vùng chuyên canh na của Bắc Giang, gồm các xã: Huyền Sơn, Nghĩa Phương, Đông Phú (Lục Nam) na chính vụ đã bắt đầu cho thu. Cùng với những trái na truyền thống, tại đây đã xuất hiện thêm 2 giống na “lạ” hút khách với chất lượng, giá bán cao.

{keywords}
Sau 2 năm trồng, giống na Thái Lan đã cho quả. Ảnh: Nông dân thôn Kỳ Sơn, xã Nghĩa Phương thu hoạch na Thái Lan.

Hai giống na mới được người dân trong xã Huyền Sơn và Nghĩa Phương mang về trồng đó là na tím (nguồn gốc từ Malaysia) và na Thái Lan. Ông Phương Minh Hiến, thôn Liên Khuyên, xã Huyền Sơn cho biết, năm 2019 ông xin được hạt giống na tím từ một người quen nên đã mang về trồng thử nghiệm với 150 cây. Gia đình ông là một trong 3 hộ đầu tiên trồng na tím tại Huyền Sơn.

Vụ này, cây na tím cho thu hoạch lứa đầu. Trái na có vỏ màu tím, kích thước nhỏ hơn na dai Lục Nam (khoảng 6 quả/kg), thuộc dòng na bở, ăn rất thơm và ngọt. Ông Hiến cho biết, năng suất vụ đầu thấp hơn na dai thông thường khoảng 25% nhưng bù lại giá na tím luôn cao gấp rưỡi na thường, hiện dao động từ 65-70 nghìn đồng/kg. “Nghe tin nhà tôi có na tím nên nhiều người gọi đến đặt mua nhưng gia đình tôi không có đủ để bán”.

{keywords}
Na tím mẫu mã, màu sắc đẹp, ăn rất thơm, ngon.

Ngoài na tím, những ngày này người dân thôn Kỳ Sơn, xã Nghĩa Phương và thương lái thu mua đều không khỏi ngạc nhiên, thích thú khi lần đầu tiên nhìn thấy những trái na Thái Lan lớn (đạt từ 0,5-0,8 kg/quả) được thu ngay trên đất Lục Nam này. Bởi trước đây người dân Bắc Giang chỉ được thưởng thức khi sản phẩm na này được nhập khẩu từ Thái Lan. Theo chủ hộ trồng, na Thái Lan được xuất bán tại vườn có giá 70 nghìn đồng/kg, cao gần gấp đôi giá na dai thông thường.

Được biết, na Thái Lan và na tím (Malaysia) là 2 giống cây mới đưa vào trồng thử nghiệm tại Bắc Giang, hiện vẫn được cơ quan chuyên môn theo dõi sát sao, hứa hẹn tiềm năng.

(Theo Báo Bắc Giang)

Thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng loại quả vừa ngọt vừa dai

Thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng loại quả vừa ngọt vừa dai

Nhắc đến Bắc Giang không thể không nhắc đến sắc đỏ, vị ngọt của trái vải thiều Lục Ngạn, vẻ vàng óng, mọng nước của cam đường canh và đặc sản na dai vùng sông Lục - núi Huyền thơm ngon.