1. "Thủy quái" dài 1m, đầu giống rùa, mắt như viên bi lồi ra

Ngày 1/10/2019, một nhóm lặn biển (gồm 7 người) đã nhìn thấy một con vật lạ nổi trên biển, gần đảo Phú Quý (Bình Thuận)

Khi tàu cá đang di chuyển trên biển Phú Quý để hành nghề thì nhóm người thấy con vật gì đó nổi lên mặt nước. Nhìn qua tưởng là mực hay bạch tuộc nhưng nhìn kỹ thì lại không phải.

Con vật lạ này dài gần 1m, đầu giống rùa nhưng có mắt giống viên bi lồi ra ở trên và phần sau như một chiếc áo dài màu trắng (2 cánh). Con vật này cứ nổi lềnh bềnh trên mặt nước khiến nhóm thợ lặn khiếp sợ. Những giờ qua, khi những hình ảnh về loài “thủy quái” này được chia sẻ đã nhận được sự quan tâm của dư luận. Hiện chưa biết con vật này có tên khoa học là gì.

2. Cá màu sắc lạ chưa từng thấy dài hơn 40cm, nặng 2kg ở Huế

giat minh khi thay nhung
 

Ngày 20/4, tin từ UBND xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) xác nhận, một ngư dân trên địa bàn vừa đánh bắt được con cá có màu sắc rất lạ, được cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT thông tin là chưa ghi nhận xuất hiện ở Việt Nam.

Trước đó, ngư dân Phan Thanh Giảng (ngụ xã Lộc Vĩnh) bắt được con cá dài hơn 40cm, nặng 2kg khi thả lưới ở gần bờ biển địa phương này. Đây là cá da trơn, không vảy, thân màu vàng trắng rất lạ. Hai mắt cá và vây viền màu vàng cam. Những ngư dân lâu năm tại Lộc Vĩnh cho rằng, dường như họ chưa từng bắt được loài cá này khi thả lưới trên biển.

giat minh khi thay nhung
 

Trước thông tin cá lạ mắc lưới ngư dân ở Lộc Vĩnh, theo Viện Nghiên cứu Hải sản - Bộ NN&PTNT, căn cứ vào hình ảnh, xác định ban đầu thì đây là loại cá Song họ Serranidae, thuộc giống cá Song Epinephelus.

Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng, để xác định chính xác là cá gì thì cần có mẫu vật cụ thể. Còn căn cứ vào màu sắc cá thì loài này chưa ghi nhận xuất hiện ở Việt Nam, chưa bắt gặp trong các chuyến điều tra, khảo sát.

Ngư dân Phan Thanh Giảng cho biết, nếu các cơ quan chức năng cần xem xét mẫu vật, anh sẵn sàng phối hợp, thậm chí hiến tặng lại con cá để phục vụ nghiên cứu khoa học.

3. "Thủy quái" màu trắng, mõm dày, đầu giống cá heo

Vào năm 2017, nhiều người dân xôn xao và quan tâm tới con cá lạ có màu trắng, mõm dày, đầu giống cá heo do một người câu được ở Hồ Tây, quận Tây Hồ, Hà Nội.

giat minh khi thay nhung
 

Anh Trần Lĩnh Huế (28 tuổi, ở phố Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội; người mua con cá lạ) kể lại: Khoảng 5h30 ngày 26/9, anh đi tập thể dục ở ven hồ Tây thì thấy thợ câu câu được “quái ngư” kỳ lạ. Con cá toàn thân màu trắng, mõm dày. Thấy con cá lạ, anh Huế đã bỏ ra 500.000 đồng mua con cá.

Khi mang về nhà, anh thả “quái ngư” vào bể cùng với con cá Huyết Long. Tuy nhiên, cá mua ở hồ Tây rất hung dữ, đuổi cắn những con cá khác trong bể.

Sau đó, các nhà sinh vật học đã lên tiếng, cho rằng con cá màu trắng, đầu giống cá heo được câu ở Hồ Tây có tên gọi là cá Tai tượng hay còn được gọi là cá Thần tài. Loài cá này chung dòng họ với cá Rô phi, màu sắc của loài cá này phụ thuộc vào môi trường sống theo xu hướng tạo cảnh.

4. "Thủy quái" khủng giống rồng, dài 4,2m, nặng 29,6kg

giat minh khi thay nhung
 

Năm 2014, ông Trần Thế Dũng (TP.Đà Nẵng), thành viên Câu lạc bộ câu cá Hải Vân đã câu được một con cá “khủng” giống rồng.

giat minh khi thay nhung
 

Con cá này có hình dạng vô cùng kỳ quái với chiều dài 4,2m, cân nặng 29,6kg, thân rộng khoảng 30cm.

Sau đó, nhiều người cho rằng loài cá này có thể là cá mái chèo, thuộc loài cá xương lớn nhất thế giới. Cá mái chèo khổng lồ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1772 do công của nhà sinh học người Na Uy Peter 

5. Cá "đầu rắn, lưỡi lợn"

Năm 2012, cá “đầu rắn, lưỡi lợn” được anh Bùi Văn Nguyện (xã Mỹ Hoà, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) bắt trong lúc bơm nước suối vào cuối năm 2012. Anh Nguyện cùng 2 người bạn phải mất 30 phút mới khống chế con cá lạ này. 

giat minh khi thay nhung
 

Cá thuộc loại da trơn, đầu giống rắn, mình và đuôi như con cá chạch; dài 1,14 m, nặng 4,2 kg. Cá còn có lưỡi giống như lưỡi lợn.

Sau khi nhận được thông tin, tiến sĩ ngư học Nhezdoli B.K của Trung tâm nhiệt đới Việt Nga cho biết, cá thể trên có thể thuộc họ cá lóc Ophicephalidae. Họ cá lóc sống chủ yếu ở tầng đáy, phân bố ở hầu hết các ao hồ, sông suối ở Việt Nam. Đầu của chúng bẹt so với thân, vảy tạo vân màu nâu xám xen lẫn với những chỗ màu xám nhạt, lưng có màu đen ánh nâu.

(Theo Dân Việt)