Đối với mít loại I (từ 9 kg/trái trở lên, da đẹp, trái tròn, không bị xơ đen, múi to) hiện có giá 13.000 đồng/kg; loại mít kem lớn (từ 9 kg/trái trở lên, không xơ đen, da xấu hơn loại I) có giá chỉ còn 6.000 đồng/kg; đối với loại kem nhỏ (từ 7 đến dưới 9 kg/trái, không xơ đen) giá còn 3.000 đồng/kg.

Gia mit thai troi sut, giam sau hon mot nua
Giá mít thái giảm thê thảm

So sánh mức giá cách đây 1 tháng, giá mít thái loại I hiện nay đang giảm hơn một nửa. Mít kem lớn và kem nhỏ giảm khoảng 200%. Riêng giá loại mít chợ chỉ còn 1/4 so với mức giá cách đây khoảng một tháng.

Được biết, một trong những nguyên nhân đẩy giá mít thái giảm sâu là do ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch.

Theo dự báo của ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản lượng mít cung cấp ra thị trường năm 2021 của khu vực ĐBSCL là khoảng 330.000 tấn, trong đó, quí 4/2021 có đến 115.600 tấn.

Còn ở khu vực Đông Nam bộ, năm 2021 dự báo có 120.000 tấn mít được cung ứng ra thị trường, trong đó quí 4/2021 có 44.700 tấn.

Tính chung tổng diện tích sản xuất mít ở khu vực Nam bộ hiện đạt khoảng 43.200 héc ta, trong đó, riêng khu vực ĐBSCL là khoảng 30.600 héc ta.

Giá mít trồi sụt, giảm giá thê thảm từng khiến nông dân khu vực Tiền Giang khóc dở. Thời điểm tháng 6/2021, người dân ở đây phải chứng kiến giá mít chợ chỉ còn 500 đồng/kg. Mít kem là 2.000-3.000 đồng/kg, mít loại nhất, nhì và ba có giá lần lượt là 10.000 đồng/kg, 7.000 đồng/kg và 5.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Bá Hùng, Chủ một vựa thu mua mít ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, vào thời điểm tháng 2 năm nay, khi mít Thái được giá, 1 tấn mít bán ra, nông dân có thể thu vào 20-30 triệu đồng. Thế nhưng, hiện nay mỗi tấn mít bán ra chỉ được 2-3 triệu đồng, tức chỉ bằng khoảng 1/10 so với trước đó.

Trong khi đó, TBKTSG dẫn lời ông Trần Văn Dũng, nông dân trồng mít ngụ xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, với giá mít như hiện nay, nông dân trồng loại cây ăn trái này hoàn toàn không có lãi.

Nếu tính đủ tiền phân bón, chăm sóc thì với mức giá đang bán ra không đủ để bù chi.

Chỉ ra nguyên nhân giá mít giảm, ông Dũng cho hay một phần do nguồn cung trong nước rất nhiều, thêm với tình hình dịch bệnh, việc xuất khẩu mít sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, các chuyên gia lại cho rằng, hiện tượng nông sản rớt giá là do việc tổ chức sản xuất thiếu đồng bộ, trong liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền hiện nay còn yếu và đặc biệt sự hạn chế, yếu kém trong phát triển công nghệ bảo quản sau thu hoạch.

Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, muốn chấm dứt hiện tượng trên nhất thiết phải tổ chức được các vùng quy hoạch riêng biệt, không để xảy ra tình trạng chồng chéo trong sản xuất mà dẫn tới dư thừa, cạnh tranh lần nhau; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến, nghiên cứu thị trường.

"Ngành nông nghiệp trong giai đoạn tới cần phát triển theo hướng chuyển từ tăng số lượng sang tăng chất lượng, đẩy mạnh chế biến sâu, xây dựng thương hiệu... đi kèm có cơ chế chính sách hỗ trợ HTX trong phát triển sản xuất. Làm được như vậy sẽ chấm dứt tình trạng "được mùa mất giá" và người nông dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình", ông Nguyễn Ngọc Hòa nguyên Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM nhận định.

(Theo Đất Việt)

Mít Thái giảm giá, người trồng 'khóc' vì chỉ đủ tiền phân bón

Mít Thái giảm giá, người trồng 'khóc' vì chỉ đủ tiền phân bón

Mít Thái có múi vàng đậm, giòn, ráo nước, vị ngọt thơm nên từ lâu đã trở thành mặt hàng được xuất khẩu nhiều sang các nước. Tuy nhiên, do dịch COVID-19, giãn cách nhiều ngày khiến mọi hoạt động giao thương bị dừng lại.