Có rất nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết trên một chiếc máy bay, và ngay cả cách mà ngành hàng không xử lý chất thải trong WC cũng là một bí ẩn.

Theo Aviation Global News, chuyến bay đầu tiên của con người chỉ kéo dài 12 giây. Thời gian quá ngắn nên người ta không nghĩ ngay đến việc lắp đặt khu vực cho phi công “giải tỏa”.

{keywords}

Cách mà ngành hàng không xử lý chất thải trong WC cũng là một bí ẩn với rất nhiều người.

Nhưng không lâu sau đó, những chiếc máy bay có thể lượn trên bầu trời trong một thời gian dài xuất hiện.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, các phi công lái máy bay chiến đấu phải “giải quyết nỗi buồn” vào một thùng chứa chất thải, đặt ở vị trí rất bất tiện.

Do máy bay chưa được thiết kế tối ưu, từng có thời điểm, phi công quân đội chia sẻ nhau cách sử dụng những chai nhựa hoặc túi nilon để “giải quyết”, sau đó ném chúng qua cửa sổ hoặc thả cùng lúc với bom.

{keywords}

Thời hiện đại, chất thải trên máy bay được hút ra ngoài khi máy bay hạ cánh. Ảnh: Vestergaard.

Ngày nay, máy bay đã được sử dụng một hệ thống nhà vệ sinh hiện đại hơn, do James Kemper sáng tạo. Thiết bị này được lắp đặt lần đầu tiên vào năm 1982, trong máy bay của hãng Boeing.

Đây thực chất là một máy hút chân không với lực hút cực mạnh, có thể cuốn sạch mọi loại chất thải và làm sạch bằng một loại dung dịch màu xanh. Do không sử dụng nhiều chất lỏng, nhà vệ sinh của Kemper chế tạo ra đã giúp các hãng hàng không tránh được sự phiền toái khi bồn cầu hay bể chứa bị rò rỉ trong chuyến bay.

Sau khi bị hút bằng máy chân không, chất thải sẽ được đưa vào thùng chứa và hút ra ngoài khi máy bay hạ cánh.

Với thiết kế máy bay ngày nay, gần như không có cách nào để những chất thải trong WC vô tình lọt ra ngoài. Tuy vậy, sự việc hi hữu này thỉnh thoảng vẫn xảy ra.

Ngành tư pháp Mỹ từng ghi nhận vụ việc một người ở California (Mỹ) thắng kiện một hãng hàng không. Ông này cho rằng một vật thể lạ màu xanh đã rơi từ máy bay xuống trúng chiếc thuyền buồm của mình.

(Theo Telegraph/ Zing)