Trước những phản ánh đó, Sở Công Thương TP HCM có văn bản gửi các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng giao nhận hàng hóa (dịch vụ shipper công nghệ) về giá dịch vụ giao nhận hàng trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Theo đó, Sở đề nghị các doanh nghiệp áp dụng mức giá dịch vụ giao nhận hàng hóa ngang bằng với mức giá trong khung giờ bình thường trong thời gian chưa áp dụng giãn cách xã hội và không áp dụng mức giá giờ cao điểm.

Đề nghị không áp dụng giá dịch vụ giao hàng giờ cao điểm - Ảnh 1.

Đồng thời, Sở Công Thương cũng yêu cầu các đơn vị tuyệt đối không được lợi dụng việc hạn chế đi lại của người dân để nâng giá nhằm trục lợi. Trong điều kiện thu nhập của người dân bị giảm sút nghiêm trọng vì dịch Covid-19, Sở mong muốn doanh nghiệp thể hiện tinh thần chia sẻ, sự đồng hành của lực lượng shipper cùng với người dân vượt qua khó khăn.

Sở Công Thương cũng có văn bản về việc tổ chức xét nghiệm cho lực lượng shipper. Theo đó, các đơn vị liên quan được đề nghị phối hợp tổ chức xét nghiệm cho 34 doanh nghiệp theo 2 đợt: Đợt 1 gồm 33.354 shipper, áp dụng từ ngày 18-9 và đợt 2 gồm 92.000 shipper, áp dụng từ ngày 19-9. Tùy theo tình hình đăng ký của các doanh nghiệp, Sở Công Thương sẽ tiếp tục rà soát, cập nhật danh sách và thông tin cho các đơn vị liên quan.

Đến hôm nay, 19-9, đã 4 ngày kể từ khi TP HCM cho phép shipper được chạy liên quận nhưng nhiều shipper vẫn khó giao hàng liên quận, đơn hàng vẫn bị huỷ liên tiếp. Nhiều shipper phản ánh gặp trục trặc liên quan đến danh sách shipper được phê duyệt, thông tin đăng tải trên cổng tra cứu của Sở Công Thương. 

(Theo Người Lao Động)

Đơn hàng online tăng, dịch vụ giao hàng cấp tập tuyển shipper

Đơn hàng online tăng, dịch vụ giao hàng cấp tập tuyển shipper

Lực lượng giao nhận hàng chuyên nghiệp (shipper) đang thiếu trầm trọng khi UBND TP.HCM cho phép họ được hoạt động liên quận, huyện từ ngày 16/9 và trước đó là cho phép bán thực phẩm mang về từ ngày 7/9.