Nhiều luống đào vẫn còn nguyên, không có dấu hiệu của việc được chặt bán trong dịp trước Tết
Chị Lê Thị Hà, chủ một vườn đào ở đây cho biết, năm nay dịch Covid-19 bùng phát đúng dịp thu hoạch đào Tết nên gây thiệt hại nặng nề cho nhiều gia đình, trong đó có nhà chị. Số lượng người mua giảm thê thảm so với mọi năm, còn giá đào chỉ chưa bằng 50% so năm ngoái. "Nếu một cành năm ngoái giá 500.000 đồng, năm nay chỉ 200.000-300.000 đồng mà còn khó bán. Gia đình tôi thất thu cả gần trăm triệu".
Nhiều gia đình có những luống đào vẫn còn nguyên vì ế ẩm. Ra Tết, họ đành tỉa cành, cắt lá để chuẩn bị cho vụ Tết sắp tới
Theo chị Nguyễn Thị Ngát, nông dân trồng đào thì "phải tỉa hết các cành nhỏ, chỉ để lại gốc chính thì cây mới ra cành, lá đẹp. Muốn đào có thế đẹp thì ngay từ giờ đã được uốn tạo". 
Một số cây không chỉ được vặt hết lá mà còn bị cưa đến tận gốc
Một chủ nhà vườn cho biết, một nguyên nhân nữa khiến đào năm nay ế ẩm là do các năm trước, các đại lý từ TPHCM, miền Trung... thường đặt trước cả vườn nhưng năm nay do dịch Coid-19, nên số khách hàng này giảm hẳn, vì thế nhiều nhà vườn rơi vào cảnh "ế" cả vườn.
Những gốc đào cổ thụ được được vặt hết lá để chuẩn bị vụ tới
Nhiều nhà vườn ghép các gốc đào lớn để tạo các thế cây khác nhau.
Mùng 4 Tết, có khá nhiều người đến đây nhặt những cành đào chưa nở hết để về cắm. 
Nhiều người dựng xe dọc đường đi để chụp ảnh, tham quan vườn đào sau Tết.
Sau Tết, các tổ chức, cá nhân thuê đào chơi Tết bắt đầu chở đào đến trả cho các nhà vườn.
Không chỉ có đào, nhiều loại hoa khác được trồng xen ở vườn đào Nhật Tân giá cũng khá rẻ sau Tết.
Một bó hoa khoảng 20 bông cúc cũng chỉ có giá 40.000-50.000 đồng, bằng 1/2 so với năm ngoái. Nhiều chủ vườn cho biết, do giá hoa quá rẻ nên một số nhà không mặn mà với việc thu hoạch như mọi năm

(Theo VOV)