Giá cả tăng đột biến, dân làng vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi) hái cau non bán cho thương lái, các lò hấp sơ chế xuất khẩu.

{keywords}

Rừng cau bạt ngàn ở huyện vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi). Dù mới đầu vụ thu hoạch nhưng giá cau trái nơi đây đã tăng đến 18.000 đồng mỗi ký, gấp nhiều lần so với bình thường.

{keywords}

Ông Đỗ Thanh Vượt, Chủ tịch UBND xã Sơn Long, cho biết sau gần 10 năm ngỡ chừng cây cau bị lãng quên, thương lái không ai mua. Đến tháng 9 năm nay, giá cau trái tăng từ 17.000 đến 18.000 đồng mỗi ký, cao nhất từ trước đến nay. Theo ông Vượt, giá tăng kỷ lục khiến nạn trộm diễn ra mọi nơi. Nửa tháng trước, một người dân địa phương hái trộm cau đã bị ngã từ trên cao xuống đất tử vong tại chỗ.

{keywords}

Một cơ sở thu mua cau 18.000 đồng/kg ở xã Sơn Dung, huyện vùng cao Sơn Tây. Bà Nguyễn Thị Kim Yến, chủ cơ sở, cho hay mỗi ngày thu mua khoảng 10 tấn cau trái. Lo sợ bị trộm, người dân đã hái cả trái già, trái non gây ảnh hưởng chất lượng sản phẩm cau sơ chế xuất khẩu. Một số loại cau non do trái quá nhỏ, người lao động phải tốn công sức loại bỏ bớt.

{keywords}

Người lớn, trẻ em hái cau bán cho thương lái tại lò hấp sơ chế. "Sau khi thu mua trái cau tươi về, chúng tôi luộc, hấp sơ chế thành cau khô rồi xuất khẩu sang Trung Quốc", bà Yến nói. Theo tìm hiểu, thương lái nhập cau để sản xuất kẹo bán đi các nước có khí hậu lạnh.

{keywords}

Theo nhiều người dân địa phương, họ hái cau non trước tuổi là do gia đình túng tiền bán được giá cao; đồng thời thu hoạch trước do sợ nạn hái trộm. Cau non được người dân huyện Sơn Tây hái quả cho vào bao bán cho thương lái.

{keywords}

Thương lái cân từng bao cau chuẩn bị đưa lên xe tải chở đi tiêu thụ. Ông Đinh Văn Công (ngụ xã Sơn Long), cho hay gia đình trồng 300 cây cau tròn 7 năm tuổi. "Vụ mùa năm nay chúng tôi thu hoạch bán được hai đợt thu về 15 triệu đồng. Nếu giá cau duy trì ở mức cao thế này thì từ nay đến hết tháng 10, gia đình tiếp tục bán cho thương lái thu thêm khoảng 12 triệu đồng", ông Công thổ lộ.

{keywords}

Xe tải thu gom cau buồng từ các bản làng huyện vùng cao Sơn Tây đưa về lò hấp sơ chế để đưa đi xuất khẩu.

{keywords}

Cau non đang được phân loại để đưa vào nồi luộc sơ chế.

Ông Phạm Hồng Đạo, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Sơn Tây, cho biết thêm nếu như năm 2010 toàn huyện có 1.400 ha cau thì đến năm nay ở địa phương loại cây trồng này chỉ còn 1.100 ha. Do giá cả bấp bênh, suốt nhiều năm dài, thương lái không thu mua nên người dân nơi đây phá bỏ loại cây này để trồng cây keo. 

{keywords}

Sau khi cau được luộc chín, các chủ lò tiếp tục sấy. Nhiều hộ dân trót chặt phá bỏ, giờ đây họ luyến tiếc vì giá cau trái đang tăng đột biến.

{keywords}

Người lao động phân loại cau sau khi được sấy khô, đóng gói để đưa đi xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo ông Đạo, 1.100 ha có thể đạt sản lượng 20 tấn cau trái. Nếu thu hoạch hợp lý, đúng độ tuổi, với giá 18.000 đồng mỗi ký cau trái như hiện nay thì người dân địa phương có thể thu về hàng chục tỷ đồng từ loại cây này.

(Theo Zing)