Những gốc lũa cổ thụ được trục vớt lên từ dưới đáy sông Tiền, theo thời gian và bị nước bào mòn, người ta không còn phân biệt được chúng là loại cây gì, chính vậy họ gọi gỗ lũa.

Các gốc gỗ lũa có tuổi đời trăm năm được anh Nguyễn Văn Nghỉ (43 tuổi, ngụ huyện Chợ Mới, An Giang) “phù phép”, điêu khắc thành một bộ sưu tập độc nhất vô nhị ở miền Tây.

Anh Nghỉ kể, hồi năm 2006, người dân địa phương trong lúc cào cá thì vớt được khúc gỗ lũa vô cùng đẹp mắt. Hay tin, anh liền đến tận nơi mua về để dành, rồi từ đó đam mê, miệt mài sưu tầm loại gỗ này cho đến nay.  Theo phỏng đoán của nhiều người, những gốc gỗ lũa của anh Nghỉ đang sở hữu đã nằm dưới lòng sông cả trăm năm.

{keywords}
Những gốc gỗ lũa nằm dưới lòng sông Tiền cả trăm năm
{keywords}
 
{keywords}
Sau khi được trục vớt lên, những gốc gỗ lũa được thợ sáng tạo thành những tác phẩm tuyệt diệu

Sau 15 năm sưu tầm, anh Nghỉ sở hữu hơn 3.000 m3 gỗ lũa. Trong số đó, anh chọn những gốc gỗ đẹp, ưng ý nhất rồi thuê thợ từ Huế, Nam Định vào điêu khắc thành gần 40 tác phẩm nghệ thuật có kích thước "khủng".

Những tác phẩm này gồm: hai bộ 12 con giáp, tượng Phật, hòn non bộ, bức tranh dài 24,5m, căn nhà toàn gỗ lũa, bàn khắc tranh 3D, bộ bàn ghế... Các tác phẩm điêu khắc rất sinh động, có hồn như được gửi gắm những câu chuyện của thời gian.

Các tác phẩm này đang được trưng bày tại một khu du lịch ở huyện Chợ Mới.

Theo anh Nghỉ, để tạc những tác phẩm từ gỗ lũa phải tốn rất nhiều thời gian và công sức do gỗ trầm tích dưới đáy sông hàng trăm năm nên cứng như sắt, đá.

Khi chế tác, lưỡi cưa rất dễ bị cùn và khó tạo hình. Để hoàn thiện gần 40 tác phẩm, những người thợ phải mất hơn 5 năm.

“Gỗ lũa đa phần là những cây đại thụ, tuổi đời vài trăm năm. Do nhiều tác động khác nhau, cây lại bị chôn vùi dưới lòng sông hàng trăm năm khiến phần thân gỗ bị rã, chỉ còn lại phần lõi cây bền và cứng. Cho nên, gỗ lũa nguyên khối lớn rất hiếm và hầu như không xác định được là loại cây gì”, anh Nghỉ nói.

Anh Nghỉ nói thêm, tùy theo hình thể cũng từng khúc gỗ lũa, các nghệ nhân sẽ tạc dựa theo dáng thế tự nhiên của cây. Trong đó, vẻ đẹp của gỗ lũa thường ẩn giấu nên người tạo tác phải có con mắt quan sát tinh tường, liên tưởng phong phú mới phát hiện ra được. 

{keywords}
Tượng Phật được tạo ra từ gốc gỗ lũa 

 

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Những tác phẩm độc đáo được tạo ra từ gỗ lũa trăm tuổi

 

{keywords}
Bộ tượng Phật từ gỗ lũa 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}

Bộ tranh dài 24,5 m từ gỗ lũa

{keywords}
Đầu sư tử được tạc vô cùng tinh tế từ gỗ lũa
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

Ngoài ra, anh Nghỉ còn sưu tầm được 500 chiếc xe máy biển số "tứ quý" mang biển 66 và 67 của hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Đây được xem là một trong những bộ sưu tập xe biển đẹp lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. 

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Bộ sưu tập xe biển số siêu đẹp của anh Nghỉ
Miễn cưỡng mua gốc cây 35 triệu, nào ngờ được báu vật 35 tỷ

Miễn cưỡng mua gốc cây 35 triệu, nào ngờ được báu vật 35 tỷ

Ông Mai Kiên (ngụ phường 5, TP. Sóc Trăng) - là người đang sở hữu trọn bộ gốc, rễ cây bàng cổ thụ có tuổi đời khoảng 600 năm, mang nhiều linh vật tượng, rắn, rồng, quy, phụng, cọp,...

Thiện Chí