- Cua đồng là thực phẩm ưa thích trong nhiều bữa ăn gia đình, nhất là vào những ngày nóng bức. Nhưng nhiều người sẽ không khỏi kinh hãi khi biết món ăn khoái khẩu của mình bị dính hàng thối, hàng bẩn.

Dùng xẻng xúc cát, trộn hóa chất chế biến cua xay

Nhà chức trách Hà Nội vừa phát hiện hơn 8 tấn cua xay chuẩn bị đưa ra thị trường bốc mùi hôi thối, pha trộn hợp chất màu đỏ không rõ nguồn gốc.

Clip: Dùng xẻng xúc cát, trộn hóa chất để chế biến cua xay (Nguồn: VTV)

Theo điều tra của VTV, toàn bộ quy trình chế biến cua xay diễn ra trên nền gạch bẩn, người ta còn sử dụng xẻng bẩn để xúc cua. Để thu được lợi nhuận nhiều nhất có thể, chủ cơ sở chuyên chế biến cua xay này đã thu mua đủ loại cua thải, cua chết về chế biến. Để khửi mùi hôi thối và tạo màu tươi ngon, chủ cơ sở này đã pha trộn nhiều loại hóa chất để tạo màu, tạo mùi, đựng trong thùng cáu bẩn. Tất cả những hóa chất này đều không có nguồn gốc xuất xứ, nghĩa là không được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Một chiêu thức nữa được chủ hàng sử dụng để bán chạy hàng và thu hút khách đặt mua là tự đặt mua tem nhãn, giả mạo xuất xứ cua xay Đồng Tháp để dán vào cua thành phẩm.

Cua ở Hà Nội bị 'ăn' kim loại?

Kết quả khảo sát, nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Y Hà Nội vào năm 2014 cho thấy 98% mẫu thủy sản ở các ao hồ Hà Nội bị nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen... đặc biệt, 100% mẫu cua không đạt chuẩn.

{keywords}

Cua đồng ở Hà Nội bị 'ăn' kim loại?

Theo báo Petrotimes, hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở Hà Nội là 17.000ha, phân bố chủ yếu tại các ao hồ như Hồ Tây, Yên Sở, các huyện thuộc Hà Tây cũ và huyện Sóc Sơn. Mỗi năm lượng thủy sản đánh bắt của Hà Nội đạt 3 tấn/ha, đáp ứng từ 25-30% nhu cầu của người tiêu dùng thành phố.

Tuy nhiên, thủy sản ở tất cả các ao hồ đều nhiễm nikel, chrome vượt 10-15 lần tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới. Vào mùa khô, mức ô nhiễm này còn cao gấp 2-3 lần mùa mưa.

Bôi bẩn cua nuôi giả cua đồng

Do nhu cầu thu mua lớn, giá cua lại tăng liên tục nên số lượng người tham gia nhiều và lùng tìm quanh năm, dẫn đến số lượng cua đồng hiện nay đã giảm đi rất nhiều. Trong khi đó, cua nuôi công nghiệp lại trở nên phổ biến và xuất hiện tràn lan trên thị trường.

{keywords}

Cua nuôi trộn bùn đất thành cua đồng, cua móc chính hiệu.

Nắm bắt được thị hiếu thích mua cua đồng, nhiều người bán hàng đã trộn bùn đất vào cua nuôi để trông chúng lấm lem như vừa được móc ngoài đồng, khiến người tiêu dùng khó lòng phân biệt được. Thậm chí, người bán còn tạo độ hiếm bằng cách vài ngày mới bán một lần, bởi nếu bán hàng ngày người mua sẽ không tin đó là cua đồng thật.

Và cua trộn bùn thường được bán với giá cao và đắt hàng hơn hẳn so với cua thường. Vì nhiều người mua tin rằng đó là “cua đồng, cua móc 100%”.

Bắt cua đồng bằng... thuốc sâu

Theo điều tra của PV báo Dân Việt vào năm 2012, chỉ cần xịt mấy giọt thuốc trừ sâu pha nước xuống đồng, khoảng 30 phút sau, tất cả cua đồng lớn nhỏ đều phải ngoi lên bờ. Công nghệ huỷ hoại này được nhiều người dân hám lợi ở Quảng Bình dùng.

{keywords}

Người dân đưa thuốc trừ sâu để bắt cua đồng cho phóng viên xem.

Theo những người làm nghề bắt cua đồng ở huyện Lệ Thuỷ, phần lớn lượng cua đánh bắt được, họ đều nhập cho thương lái để đưa ra Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tiêu thụ.

Tình trạng đánh bắt cua đồng bằng thuốc sâu đã diễn ra từ lâu ở Lệ Thuỷ. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, việc đánh bắt cua đồng bằng thuốc trừ sâu còn hủy hoại môi trường, tận diệt thủy sản. Tuy nhiên, theo lãnh đạo địa phương, việc ngăn cấm, truy bắt các đối tượng bắt cua đồng bằng thuốc sâu gặp rất nhiều khó khăn.

Dễ mua nhầm cua đồng Trung Quốc

Vào năm 2013, thông tin cua đồng Trung Quốc đã được thả bí mật xuống các khu vực ven sông, kênh mương để người nông dân bắt đem lên chợ thành phố bán khiến nhiều bà nội trợ lo lắng.

{keywords}

Những con cua có mai màu xanh đen và 2 càng bằng nhau khiến người dân nghi ngại

Theo tin đồn, loại cua này có hình dáng kỳ lạ, xuất hiện nhiều một cách bất thường, đóng thành tảng ở các kênh mương tại Nam Định, Thái Bình. Loại cua này mai có màu xanh nhạt, hoặc xám xanh, hai càng bằng nhau tăm tắp. Nhiều người dân không dám ăn vì nghi ngại đó là cua do người Trung Quốc thả xuống từ đầu nguồn sông Hồng, trong cua có cấy trứng đỉa... (?!)

Báo Gia đình và Xã hội cho hay, tại khu vực Móng Cái, chuyện cua đồng buôn về bán không có gì lạ, vì cua đồng Trung Quốc sẵn có và rẻ hơn nhiều so với giá cả tại Việt Nam.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)