Hà Giang, bên cạnh những địa danh quen thuộc như cao nguyên đá, dinh vua Mèo, cột cờ Lũng Cú, Mã Pì Lèng,... thì ở huyện Bắc Mê, di tích Căng Bắc Mê rêu phong cổ kính, dòng sông Gâm xanh ngắt, đang dần trở thành phế tích nếu không kịp thời đưa vào khai thác du lịch.

Hà Giang: Tỉnh nghèo phải cứu trợ, xây trụ sở ngàn tỷ

Tuy không còn nguyên vẹn và thời tiết khắc nghiệt miền núi phía Bắc đã rêu phong khu di tích lịch sử Căng Bắc Mê, nhưng có thể, chính điều đó lại giúp giữ nguyên vẻ trầm mặc, dấu thời gian và sự khắc nghiệt, thâm u một thời nơi đây.

“Căng” theo nghĩa tiếng Pháp có nghĩa là đồn lính, trại lính. Trước năm 1939, nơi đây là một đồn binh nhỏ của Pháp dựng lên để kiểm soát toàn bộ tuyến giao thông Hà Giang - Tuyên Quang - Cao Bằng. Từ sau 1939, Pháp đã cho xây thêm các khu nhà giam để giam những cán bộ cách mạng bị bắt nhưng chưa kết án được, như Xuân Thủy, Nguyên Hồng, Khuất Duy Tiến, Trần Cung,... Đến nay, di ảnh các vị cán bộ này vẫn được đặt tại nhà trưng bày của khu di tích.

{keywords}
Khu du lịch Bắc Căng Mê

Qua những thăng trầm của lịch sử, Căng Bắc Mê hiện chỉ còn một số hiện vật lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh như: Bản lề cánh cửa, gạch, ngói, xích tù nhân và phần còn lại của các ngôi nhà, tường thành, bốt gác nằm ở trong khu vực di tích. Khu vực di tích được trồng các loài cây, như  tếch, đa, si, sữa,... tạo nên cảnh quan thiên nhiên nguyên sinh, cổ kính, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Di tích lịch sử Căng Bắc Mê được trùng tu, tôn tạo năm 2003 và 2009 với một số hạng mục như: Xây dựng nhà tưởng niệm tại khu di tích, đắp tường, làm bậc lên xuống bằng đá xẻ, dựng vọng gác, trồng mới và tôn tạo hệ thống cây xanh.

{keywords}
Nơi đây in đậm không gian trầm mặc rêu phong

Với ý nghĩa lịch sử như vậy, lại có khung cảnh trầm mặc, rêu phong, đậm dấu thời gian và hoàn toàn không có bóng dáng của thương mại hóa, kinh doanh tự phát,... làm mất đi màu sắc cổ kính và không gian tự nhiên, Căng Bắc Mê đang là điểm đến được nhiều du khách yêu thích.

Nằm trên đồi Rồng, thuộc thôn Đồn Điền, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê, địa danh Căng Bắc Mê rất dễ là điểm kết thúc trong hành trình khám phá cao nguyên đá Hà Giang của du khách. Nếu đi từ thành phố Hà Giang lên cao nguyên đá, dinh thự vua Mèo, cột cờ Lũng Cú, sau khi đến Mèo Vạc, du khách nên đi theo cung đường từ Mèo Vạc sang Bắc Mê để trải nghiệm không gian cổ kính rêu phong trầm mặc ở Căng Bắc Mê, sau đó có thể đi thuyền trên sông Gâm rồi trở về thành phố Hà Giang từ Bắc Mê để khép kín tour du lịch của mình, không phải quay trở về cung đường cũ.

{keywords}
Cảnh vật rêu phong

Hành trình này đặc biệt phù hợp với các bạn trẻ, hay những đoàn ưu khám phá, trải nghiệm những điều mới mẻ, thú vị trên mỗi cung đường đi qua.

Tuy nhiên, do đây là điểm đến mới, lại nằm ở cung đường xa xôi nên ít khách du lịch biết tới. Nếu không đưa vào khai thác, bảo tồn và thu hút nhiều hơn khách đến tham quan thì không lâu nữa nhiều khả năng nơi đây sẽ thành phế tích. Mỗi năm, Căng Bắc Mê mới thu hút khoảng 1.548 lượt khách du lịch trong và ngoài nước.

{keywords}
Đến Bắc Mê, du khách ó thể trải nghiệm khám phá văn hóa các dân tộc

Trong kế hoạch phát triển và khai thác tiềm năng du lịch của Bắc Mê, những năm qua, chính quyền đã phối hợp với doanh nghiệp, người dân xây dựng những làng văn hóa du lịch công đồng, quy hoạch và gìn giữ các làng nghề truyền thống, như làng thổ cẩm Yên Cường, làng rèn thủ công Giáp Trung, làng văn hóa homestay bản Lạn, bản Khén,... trở thành những đến thú vị cho du khách khi khám phá Bắc Mê.

Chính vì thế, du khách đến với Bắc Mê ngoài Căng Bắc Mê có thể trải nghiệm khám phá văn hóa các dân tộc nơi đây với nhiều hoạt động vẫn giữ gìn trọn vẹn như lễ cưới người Dao đỏ, lễ cấp sắc, lễ cầu mưa,... hay sinh hoạt cùng dân bản trong những homestay giữa bản làng hoang sơ nhưng vẫn đủ tiêu chí để phục vụ du khách.

Hoàng Lan