Để có đầy đủ trọn vẹn bộ tiền Việt trong giai đoạn từ khi năm 1881 đến nay, chủ nhân của chúng phải bỏ ra vài tỷ đồng để mua.

Giới sưu tập tiền cổ ngày càng quan tâm tới tiền cổ Việt Nam. Để có đầy đủ trọn vẹn bộ tiền Việt trong giai đoạn từ khi năm 1881 đến nay, chủ nhân của chúng phải bỏ ra vài tỷ đồng để mua. Trong bộ tiền này, giấy bạc Đông Dương nhận được sự quan tâm lớn.

Giấy bạc Đông Dương được lưu hành đầu tiên ở Nam kỳ. Sắc lệnh của Tổng thống Pháp ra ngày 5/7/1881 đã quy định đồng bạc Đông Dương là đơn vị dùng trong việc giữ sổ sách cùng soạn ngân sách, và kể từ niên khóa 1882, mọi việc thu chi đều phải dùng đơn vị này.

{keywords}

Loại này mặt trước ghi bằng hai thứ tiếng Pháp và Anh. Mặt sau ghi chữ Nho "Đông phương hối lý ngân hàng".

{keywords}

Đến năm 1893, giấy bạc Đông Dương thêm tờ 1 đồng. Năm 1903, bỏ phần tiếng Anh nhưng ghi thêm chữ Cao Miên. 


{keywords}

Bắt đầu từ năm 1919 thì in thêm mệnh giá: 10 cent, 20 cent, 50 cent. 

{keywords}

Vào cuối thế kỷ 19, trên toàn quốc có ba loại tiền cùng lưu hành một lúc là quan tiền - tiền đồng, peso Mexico và đồng bạc Đông Dương. Sau đó không lâu, đồng Đông Dương chiếm vị thế duy nhất. 

{keywords}

Vào ngày 31/11/1946, giấy bạc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Một mặt in chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh; một mặt in hình Nông - Công - Binh.

{keywords}

Các loại giấy bạc đều có số Ả Rập, chữ quốc ngữ, chữ Hán, Lào, Campuchia chỉ mệnh giá, có ký tên Bộ trưởng Bộ Tài chính (Phạm Văn Đồng hoặc Lê Văn Hiến) và Giám đốc Ngân khố trung ương.


{keywords}

Một mặt in chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chữ Hán và chữ quốc ngữ) và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh; một mặt in hình Công - Nông - Binh, hình bộ đội ở chiến trường. Trên tờ giấy bạc có số hiệu, mệnh giá ghi bằng số Ả Rập, chữ quốc ngữ và chữ Hán.

{keywords}

Sau đó, việc liên lạc giữa địa phương và trung ương có nhiều khó khăn, nên chính quyền trung ương cho phép Trung Bộ và Nam Bộ phát hành tiền riêng. Tiền này có mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng.

{keywords}

Hiện tại, giá trị của giấy bạc này rất lớn, có giá trị quy đổi trên dưới 1 triệu đồng. Cá biệt, có một vài mệnh giá có giá trị lên tới 5 triệu đồng/tờ nhờ độ hiếm của chúng. 

{keywords}

Đồng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là tiền giấy, với các mệnh giá 10 xu, 20 xu, 50 xu, 1 đồng, 2 đồng, 5 đồng, 10 đồng và 50 đồng. Nó được phát hành bởi Binh chủng Tiền của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lần đầu vào năm 1963. 

{keywords}

Hiện tại, tiền Giải phóng có trị giá khoảng 500.000 - 900.000 đồng/tờ. 

Sau khi hoàn toàn thống nhất đất nước, vào năm 1978, tiền Việt Nam cơ bản được thống nhất bằng đồng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Mẫu giấy bạc đầu tiên được vẽ bởi nhóm họa sĩ nổi tiếng đương thời của Hà Nội là Mai Văn Hiến, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Huyến và sau đó nữa là Nguyễn Sáng, Bùi Trang Chước, Lê Khả.

{keywords}

Tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1978 - 1985. 

{keywords}

Mệnh giá thấp nhất là 1 hào, 10 hào bằng 1 đồng. 

Năm 1985, trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế và tình hình khan hiếm nghiêm trọng tiền mặt trong thanh toán, Nhà nước công bố đổi tiền theo tỉ lệ 10 đồng thống nhất đổi 1 đồng tiền mới phục vụ cho cuộc cách mạng về giá cả và lương. Ngân hàng quốc gia Việt Nam đã ban hành các loại tiền 10, 20, 50 đồng.

{keywords}

Tiền Việt được in vào những năm bao cấp.

{keywords}

Mẫu giấy bạc đầu tiên được vẽ bởi nhóm họa sĩ nổi tiếng đương thời của Hà Nội là Mai Văn Hiến, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Huyến và sau đó nữa là Nguyễn Sáng, Bùi Trang Chước, Lê Khả.

Đến năm 1990, Việt Nam tiếp tục đổi tiền 1 lần nữa. Các tờ tiền giấy cotton có mệnh giá 10.000 và 20.000 được in năm 1990, tờ 50.000 được phát hành từ 15/10/1994 còn tờ 100.000 từ ngày 1/9/2000.

{keywords}

Tiền 10.000 đồng năm 1990 hiện đang được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Theo một shop chuyên tiền cổ trên phố Kim Ngưu (Hai Bà Trưng, Hà Nội), sở dĩ tờ 10.000 đồng được ưa chuộng là do nó mang màu đỏ, màu của may mắn và mệnh giá 10.000 cũng đồng nghĩa là trọn vẹn, đầy đủ. 

(Theo VTC News)