100 cây mai chiếu thủy hàng trăm năm tuổi ở Nam Định

Ông Phạm Văn Hoán (58 tuổi, ở xã Kim Định, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) cho biết trên Dân Việt, ông đang sở hữu gần 100 gốc mai chiếu thủy có tuổi đời hàng trăm năm. Tất cả đều là loại một thân, đường kính gốc đều khủng cả, thân gốc sần sùi hầm hố làm toát lên vẻ cổ thụ. Mỗi cây đều được tạo tác một dáng khác nhau sao cho tán cây, tay cành, gốc hài hòa với nhau. Trên mỗi cây đều hội tụ 4 yếu tố nghệ thuật của một cây là: "cổ, kì, mỹ, văn".

{keywords}
Ông Hoán đang chăm sóc cho những gốc mai cổ thụ trăm năm tuổi.

"Mai chiếu thủy được rất nhiều dân chơi cây thích, loại cây lâu năm thì càng được săn tìm nhiều, chính vì vậy những cây mai cổ thụ trăm năm tuổi vô cùng hiếm... Với số cây mai chiếu thủy cổ thụ mà tôi đang sở hữu thì ở cả miền Bắc này không ai có nhiều hơn tôi", ông Hoán tâm sự.

Vì có vẻ đẹp của một cây cổ thụ, lại có hương thơm của một loại hoa quý đã khiến cho mai chiếu thủy là một loại cây mà dân chơi cây nào cũng muốn có. Đặc biệt, đối với cây hàng trăm năm tuổi, người ta sẵn sàng xuống tiền mạnh tay để sở hữu chúng.

Lạ lùng món đặc sản để kiến bò lúc nhúc

Bò tái kiến đốt là đặc sản chỉ có ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Món ăn này không chỉ có tên gọi lạ mà còn có công thức chế biến kỳ công. Những con bò mới mổ, thịt còn nóng, được cắt từng tảng đem treo ngay cạnh các tổ kiến trên cây rừng. Sau đó, người ta chọc cho lũ kiến trong tổ bung ra, bâu kín miếng thịt. Miếng thịt càng nóng, thơm càng kích thích lũ kiến. Nhưng để đảm bảo vệ sinh, người dân nơi đây chỉ chọn những tổ kiến trên cây. Kiến càng hung dữ, đốt càng tốt, miếng thịt sẽ càng ngon hơn.

Điểm độc đáo ở đây là không phải tất cả các tổ kiến đều tạo ra hương vị giống nhau. Mỗi loại kiến mang đến một hương vị riêng, như mùi thơm hắc là do kiến vống đen đốt, vị thơm chua là do kiến vống đỏ đốt, tương tự như thế với vị ngọt, vị cay,... Để đảm bảo cho món ăn được phong phú, người ta thường treo thịt ở nhiều tổ kiến khác nhau.

Xong công đoạn kiến đốt, thịt bò được mang rửa qua trong lớp muối loãng, để thật ráo nước rồi mang lên vỉ đem thui trên bếp than hồng rực cho đến khi chín tái thì ngừng. Khi miếng thịt săn lại, chảy xì xèo, mùi hương tỏa ra là thịt đã chín. Báo Dân Trí cho hay, thành phẩm là tảng thịt tái hồng hào, thơm nức, thái mỏng dọn lên đĩa có màu hồng rất đẹp mắt.

Đặc sản thum thủm có "1-0-2" của người Thái

Vì da trâu có đặc điểm dai, cứng và đanh nên thường được dùng để làm trống, nẹp đập lúa mà không mấy ai nghĩ có thể chế biến chúng thành món ăn ngon được. Nhưng người Thái ở Sơn La lại chứng minh điều ngược lại với món đặc sản có 1 - 0 - 2 mang tên nộm da trâu.

{keywords}
Đặc sản nộm da trâu của người Thái (Ảnh: GiadinhNet)

Theo GiadinhNet, nộm da trâu là một món ăn quen thuộc của đồng bào người Thái. Bằng sự sáng tạo cùng với đôi tay khéo léo, người phụ nữ nơi đây đã chế biến ra những đĩa nộm độc đáo. Qua rất nhiều công đoạn chế biến, đặc sản kỳ lạ tuy có mùi còn thum thủm này khiến vạn người mê. Gia vị cho món nộm da trâu được người Thái dùng rất nhiều, tạo nên nét đặc trưng không đâu có được.

Độc đáo bánh ngải của người Tày

Bánh ngải được đồng bào Tày chế biến từ xa xưa. Vào mỗi dịp quan trọng trong năm, người Tày sẽ làm bánh ngải để gia đình cùng ăn và thiết đãi khách quý.

Để chế biến được món bánh ngải, đồng bào Tày dùng hai nguyên liệu chính là gạo nếp nương dẻo thơm và rau ngải. Công đoạn chế biến bánh ngải khá cầu kỳ.

Bánh ngải của người Tày có hương vị rất đặc biệt. Đó là sự kết hợp giữa thơm dẻo của bột nếp, vị mát, hơi tê tê nhưng không hề đắng của ngải cứu, dễ ăn và không ngấy; nhân đường và vừng ngọt đậm đà; vị hăng hăng, thơm thơm rất lạ của lá ngải dung hòa cái dẻo, ngọt, thơm của nếp đường.

Lẩu đặc sản nổi tiếng Đà Lạt 'đi máy bay' ra Hà Nội

Món lẩu gà lá é là đặc sản nổi tiếng Đà Lạt. Lẩu có vị ngọt thanh của nước dùng hòa cùng vị cay cay nồng nồng của ớt xiêm xanh xen chút vị chua của lá é, tạo nên một hương vị rất riêng vừa, hấp dẫn vừa khó quên.

{keywords}
Lẩu gà lá é - món ăn cực kỳ nổi tiếng ở Đà Lạt (ảnh: IT)

Dịp này, trên “chợ mạng”, nhiều người rao bán loại lẩu gà lá é. Loại lẩu đặc sản này được bán theo set, giá từ 350.000-550.000 đồng/set. Điều đặc biệt là loại lẩu này được làm trực tiếp trong Đà Lạt rồi vận chuyển ra Hà Nội bằng máy bay. Lúc bỏ ra nước dùng lẩu vẫn nóng hôi hổi, thơm phức cùng rau ăn kèm, nhân lẩu.

Phát hiện ổ trứng rùa biển hiếm gặp, gần 100 quả dưới đất

Tối 30/6, Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã di dời thành công 98 quả trứng của một cá thể rùa biển đến nơi an toàn. Theo báo Dân Việt, trước đó, vào tối 29/6, người dân xã Nhơn Hải phát hiện một cá thể rùa biển thuộc loại Rùa Xanh (dân địa phương gọi là con vích) cân nặng khoảng 60 kg, dài 120 cm bò lên bãi biển xã Nhơn Hải để đẻ trứng.

Đây là loài rùa biển thuộc nhóm quý hiếm, đang bị đe dọa theo phân loại của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế và cấm buôn bán vận chuyển quốc tế theo công ước quốc tế về buôn bán các loại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Ăn chơi sang chảnh, cua Hoàng đế Alaska tăng giá gấp đôi năm ngoái

Ăn chơi sang chảnh, cua Hoàng đế Alaska tăng giá gấp đôi năm ngoái

Không còn mức giá siêu rẻ như năm trước, hiện giá cua Hoàng đế nhập khẩu ở mức 1,3-2,9 triệu đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với năm 2020.