Gặp cây khế cổ công tử Bạc Liêu từng chơi, vợ chồng đại gia mê mẩn mua bằng được

Nói đến niềm đam mê với cây cảnh, có lẽ khó ai có thể vượt qua được cặp vợ chồng đại gia Phan Văn Toàn và Ngô Thị Thu (TP. Việt Trì, Phú Thọ). Họ không chỉ sở hữu vườn cây cảnh “khủng" với những cây thuộc dòng di sản độc nhất vô nhị ở Việt Nam, có giá trị hàng triệu USD, mà những câu chuyện “nên duyên" với các cây cảnh độc lạ của cặp vợ chồng này còn khiến giới đam mê cây cảnh cũng phải bái phục.

Trong vườn cây di sản của vợ chồng đại gia này có một bộ sưu tập khế cổ, gồm 4 cây được xem là “có một không hai” ở Việt Nam. 

Để có những cây khế cổ này, vợ chồng chị Thu phải mất rất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian. 

Đứng bên gốc cây khế có tên “kết mộc vi sơn”, chị Thu kể: Cách đây hơn 10 năm, trong một lần hai vợ chồng đi ăn cưới ở Cai Lậy (Tiền Giang), đến thấy cây khế quá đẹp, rất già và sai quả. “Trong đầu tôi tự hỏi, tác phẩm đẹp, giá trị như vậy sao không thấy anh em làng cây nhắc đến nhỉ?”, chị Thu kể.

Vậy là hai vợ chồng bỏ cả đi ăn cưới đến gặp ông chủ cây hỏi mua. Người chủ cây cũng biết tiếng vợ chồng mình nên rất niềm nở nói “ai chứ anh chị Toàn - Thu hỏi mua là tôi bán ngay”. “Cả ngày hôm đó, tôi không ăn gì, chỉ ngắm cây và bứt quả trên cây khế ăn”, chị Thu nói. 

Nữ đại gia chia sẻ thêm: Sau khi mua được cây, hỏi chủ cũ mới biết, cây khế này từng được công tử Bạc Liêu sở hữu nên càng yêu thích nó. Tác phẩm có tuổi đời trên 200 năm là dòng khế gân, được các cụ nuôi trồng, tạo tác từ nhỏ. Dáng cây trực như một ngọn núi sừng sững nhưng các tay cành lại được uốn rất mềm mại.

Hơn 10 năm nuôi dưỡng, tạo tác, cây khế đã được mang đi các triển lãm trong nước. Nhiều đại gia “thèm muốn” trả 6 tỷ đồng, thậm chí tại triển lãm tại Ninh Bình cách đây 3 năm có vị khách nữ trả 9 tỷ đồng nhưng chị Thu vẫn không bán.

Dưới đây là một số hình ảnh về những cây khế cổ bonsai rất đẹp mắt của vợ chồng đại gia Phú Thọ

Bộ sưu tập khế cổ độc nhất vô nhị, đại gia trả chục tỷ đồng không bán - 1

Tác phẩm khế cổ “kết mộc vi sơn”  có chiều cao khoảng trên 3m, chu vi đường kính gốc khoảng 60cm

Bộ sưu tập khế cổ độc nhất vô nhị, đại gia trả chục tỷ đồng không bán - 2

Cây như một ngọn núi sừng sững nhưng tay cành lại rất mềm mại

Bộ sưu tập khế cổ độc nhất vô nhị, đại gia trả chục tỷ đồng không bán - 3

Thân mốc xù xì, nổi u cục, nhiều chỗ đã mốc trắng (nổi địa y)

Bộ sưu tập khế cổ độc nhất vô nhị, đại gia trả chục tỷ đồng không bán - 4
Bộ sưu tập khế cổ độc nhất vô nhị, đại gia trả chục tỷ đồng không bán - 5

Chủ sở hữu cây khế cho biết, cành khế rất giòn nên uốn nắn rất khó. Để có được cây khế như thế này thì cây phải được trồng, uốn nắn từ khi còn nhỏ

Bộ sưu tập khế cổ độc nhất vô nhị, đại gia trả chục tỷ đồng không bán - 6

Một cây khế cổ khác có tên “lão mai đắc thọ”, trên thân cây nổi u bướu, nhiều chỗ chảy xệ… chứng tỏ cây rất già

Bộ sưu tập khế cổ độc nhất vô nhị, đại gia trả chục tỷ đồng không bán - 7

Trên gốc và thân mọc những mầm non chứng tỏ cây có sức sống trường tồn

Bộ sưu tập khế cổ độc nhất vô nhị, đại gia trả chục tỷ đồng không bán - 8

Phần tay cành vài năm nữa mới hoàn thiện. Chị Thu cho biết, cây có giá khoảng 3 tỷ đồng

Bộ sưu tập khế cổ độc nhất vô nhị, đại gia trả chục tỷ đồng không bán - 9

Hai tác phẩm khế cổ khác là “mẫu tử” và “dấu ấn thời gian”. Chúng đều được công nhận là cây di sản và có giá vài tỷ đồng

Bộ sưu tập khế cổ độc nhất vô nhị, đại gia trả chục tỷ đồng không bán - 10

Chị Thu cho biết, các đồ cổ trên thế giới nhiều cái giá vài triệu đô nhưng đây là những “đồ cổ sống” nên chúng cũng phải có giá trị thực của nó

Bộ sưu tập khế cổ độc nhất vô nhị, đại gia trả chục tỷ đồng không bán - 11

Rất nhiều nghệ nhân đã chung sức với gia đình anh chị để sau này có những tác phẩm để đời. “Sau này mình mất đi, khu vườn này tôi sẽ viết di chúc, con cháu không được bán mà chúng có nhiệm vụ giữ gìn vì đó là di sản vô giá của Việt Nam”, bà chủ vườn cây di sản nói

(Theo Dân Trí)