Kho báu thời gian” triệu đô ở Thái Bình

Bước qua cánh cổng nhà anh Phạm Văn Thuộc (Thái Thụy, Thái Bình) là hình ảnh mô hình Khuê Văn Các ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), nhưng 3 mặt là hình ảnh mặt đồng hồ giống các đồng hồ ở các nhà thờ cổ châu Âu. Anh Thuộc được biết đến là nhà sưu tập đồng hồ nhà thờ nổi tiếng ở Việt Nam.

{keywords}
 

Vào bên trong, một không gian rất độc đáo, gồm 13 chiếc đồng hồ nhà thờ châu Âu với những tiếng chuông kêu tạo nên những bản nhạc, những tiếng tích tắc, bính boong … nghe rất thú vị. Cảm tưởng như lạc vào một không gian nhà thờ châu Âu nào đó chứ không phải ngay quê hương Thái Bình.

{keywords}
 

Bình thường, mọi người đi bên ngoài các nhà thờ chỉ nhìn thấy mặt đồng hồ chứ chưa được chiêm ngưỡng các chi tiết bộ máy bên trong và nguyên lý hoạt động của nó. "Với cỗ máy thời gian lộ thiên như thế này, được chiêm ngưỡng, gắn bó hàng ngày đã là một niềm vui vô bờ bến", anh Thuộc chia sẻ.

Kể về cơ duyên trở thành nhà sưu tập đồng hồ nhà thờ châu Âu, anh Thuộc cho biết: Từ những năm 2000, do có người nhà định cư ở nước ngoài nên tôi có dịp chiêm ngưỡng các tháp đồng hồ ở các quảng trường, mình rất mê sau đó mình tìm hiểu. Khoảng năm 2003 – 2004, mình bắt đầu sưu tầm thông qua những người bạn ở các nước như Đức, Pháp, Anh, Bỉ và Ý.

{keywords}
 

Sau nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm với niềm đam mê bất tận, anh Thuộc đã sở hữu một “bảo tàng” đồng hồ nhà thờ châu Âu vào loại hiếm có trên thế giới. Anh cũng đã nhượng lại một số đồng hồ cho những người cùng đam mê ở Việt Nam.

{keywords}
 

Theo chia sẻ của chủ nhân bộ sưu tập, ở châu Á, những người sưu tập đồng hồ nhà thờ châu Âu không có nhiều. Người nhiều nhất cũng chỉ có 4 cái, còn ở nước Đức trước có một bảo tàng tư nhân nhưng đã giải thể.

“Thật tiếc, thời điểm tôi biết đến bảo tàng đó giải tán họ đã bán những chiếc đồng hồ này với giá bán sắt vụn. Hiện tại các quảng trường ở châu Âu thường lắp đồng hồ điện tử chứ không phải đồng hồ cơ. Khi người châu Âu họ nhớ về quá khứ họ sẽ tìm đến những chiếc đồng hồ cơ này”, anh Thuộc cho hay.

Anh Thuộc quý bộ sưu tập này như những “đứa con” của mình. Anh rất tâm đắc bởi có những con máy anh phải sang Hà Lan mấy lần mới mua được và phải mất 1 năm vận chuyển lòng vòng qua các nước mới đưa được về Việt Nam.

Khi mang về Việt Nam có những con máy hầu như còn nguyên bản, có những con máy thiếu một số chi tiết anh Thuộc mày mò, chế tác.

{keywords}
Hầu hết mặt đồng hồ anh thuê thợ Việt Nam chế tác

Các quả tạ nguyên bản của đồng hồ bằng gang hay các quả chuông anh không thể mua được vì rất đắt, vận chuyển khó nên anh thuê thợ đúc chuông mới và thay quả tạ bằng những trụ đá.

Sau khi tôi chế tác lại, chụp ảnh gửi sang bên châu Âu cho những người bạn xem, họ bảo tôi làm quá cầu kì, anh Thuộc cho hay.

Nói về niềm đam mê, nhà sưu tầm tâm sự: “Hàng ngày, ngắm những cỗ máy lộ thiên có một cảm giác rất đặc biệt, mình thấy khả năng của nó có một sức bền vô tận. Đối với mọi người có thể nhàm chán nó chỉ là tích tắc, tích tắc nhưng cái tích tắc ấy nó ghi lại cả một thời gian rất dài, để người ta thấy dấu ấn, tìm thấy lại tuổi thơ ngày xưa”.

{keywords}
Cỗ máy được sản xuất năm 1820, nặng 300kg.

Trong bộ sưu tập, anh Thuộc tâm đắc nhất cỗ máy đồng hồ của Pháp mà anh mất nhiều thời gian sang Hà Lan mới mua được. Khi mua về chiếc đồng hồ gần như nguyên bản chỉ chế thêm bộ chuông. Cỗ máy được sản xuất năm 1820, nặng 300 kg.

Trước nó thuộc của một bảo tàng tư nhân ở Hà Lan, sau khi bảo tàng không hoạt động tôi mới mua được. Mặc dù đã 200 năm tuổi nhưng đồng hồ chạy vẫn rất chính xác. Nếu đưa lên tháp chơi có thể sử dụng được quả chuông rất lớn. Nguyên bản đồng hồ này đánh được quả chuông nặng đến 800 kg, quả nhỏ nhất là 150 kg.

{keywords}
Nguyên bản đồng hồ này đánh được quả chuông nặng đến 800 kg, quả nhỏ nhất là 150 kg.
{keywords}
Một chiếc đồng hồ có nguồn gốc từ Đức, máy đức rất đơn giản, đánh nhạc Westminster giống như con đồng hồ Big Ben của Anh nhưng nó nhỏ hơn. Toàn bộ bộ chuông anh Thuộc thuê thợ Việt Nam chế tác

Anh Thuộc cho biết, giá trị của bộ sưu tập khoảng 50 tỷ đồng.

(Theo Dân Trí)