Ngôi nhà đầy ắp đồng hồ cổ quý hiếm ở Huế

Căn nhà nhỏ của ông Tôn Thất Quỳnh Phú (66 tuổi, ở đường Nguyễn Chí Diễu, TP.Huế) hiện có hàng chục chiếc đồng hồ lớn, nhỏ, với giá trị hàng trăm triệu đồng. Để có được bộ sưu tập đồng hồ như hiện tại, ông Phú đã dành 15 năm để tìm hiểu và sưu tầm.

{keywords}
Ông Phú bên cạnh những chiếc đồng hồ yêu thích nhất.

Bộ sưu tập đồng hồ của ông Phú có nguồn gốc từ các nước châu Âu như: Pháp, Đức, Ý, Nga, Thụy Sỹ... Trong đó, đồng hồ cổ có xuất xứ từ Pháp chiếm ưu thế hơn cả, đó là hàng loạt các thương hiệu tên tuổi đang hiện hữu trong ngôi nhà của ông như: Odo, Girod, Vedette, Kienzie, đồng hồ tủ đứng Comtoise... Món đồ yêu thích nhất của ông là chiếc đồng hồ Baumann 1670 Buco bằng gỗ với một quả lắc và những sợi dây dài. Điều đặc biệt là mọi bộ phận của chiếc đồng hồ này từ răng cưa cho đến những chi tiết nhỏ khác đều được làm bằng gỗ.

Cá lạ vàng óng nặng 5,5kg, giá 200 triệu vẫn không bán

Anh Nguyễn Đình Sơn (chủ một gara sửa chữa xe ô tô ở TP. Vinh, Nghệ An) cho biết trên VOV, anh vừa mua được một con cá mú đặc biệt. Con cá mú này toàn là một màu vàng óng, dài khoảng 60cm và nặng 5,5kg.

{keywords}
Cá mú có màu đặc biệt

Sau khi mua về, anh Sơn bỏ cá vào bể kính nuôi làm cảnh. Nghe tin anh Sơn có con cá mú đặc biệt, nhiều người đến xem và có người đã trả giá 200 triệu đồng nhưng anh Sơn không bán.

Độc đáo cá hải tượng khổng lồ ở TP.HCM

Công viên văn hóa Đầm Sen hiện có đàn cá hải tượng khổng lồ gồm 5 con, mỗi con dài hơn 2 mét, nặng gần 200 kg. Chúng được nuôi ở đây hơn 20 năm qua. Đàn hải tượng này được nhập từ lưu vực sông Amazon. Cá hải tượng ở đây có 2 màu vàng đuôi đỏ và đen đuôi đỏ.



Cá hải tượng là một trong những loài cá nước ngọt có trọng lượng lớn nhất hành tinh. Chúng có nguồn gốc tại lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Ở Việt Nam, hiếm nơi sở hữu những con hải tượng đạt kích thước lớn như đàn cá hải tượng ở Công viên văn hóa Đầm Sen.

Loài cá cực hiếm, nghe tên đã thấy "mát mẻ" ở Nghệ An

Cá mát được xem là "đệ nhất đặc sản" của Nghệ An. Loài cá này sinh sống trong các khe suối, thường ăn rong rêu trong các kẽ đá nên thịt ngon và sạch.

Người dân miền Tây Nghệ An thường đánh bắt cá mát bằng quăng chài. Song chỉ được đánh bắt khi chính quyền địa phương cho phép, vì cá mát ngày càng khan hiếm, cần được bảo tồn.

Giá cá mát trên thị trường khá cao, 350.000 đồng/kg nhưng không có bán vì loài cá đặc sản này cực hiếm, đang được chính quyền địa phương đưa vào diện bảo tồn. Loài thủy sản quý này đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt.

"Kho báu" tái chế từ phế thải của cụ ông ở Hà Nội

Mặc dù không có bằng cấp hay được học qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí chế tạo nhưng với sự khéo léo, ông Nguyễn Hồng Lĩnh (SN 1946, Hà Nội) đã biến phế thải thành những vật dụng phục vụ cho cuộc sống.

{keywords}
Cụ ông tái chế những vật dụng từ phế thải.

Ông Lĩnh cho rằng, rác cũng là một loại tài nguyên, một kho báu quý. Nếu biết tận dụng, chúng sẽ là kho báu vô giá. "Những chiếc ti vi hỏng, đồ công nghệ cũ, thiết bị gia dụng đều là sản phẩm của trí tuệ con người. Chỉ vì hỏng mà vứt đi, rất phí phạm", ông Lĩnh tâm sự.

Dưới bàn tay của ông Lĩnh, những chiếc vali cũ biến thành xe đẩy hàng, móc áo cũ biến thành ăng-ten tivi, bánh xe từ ghế văn phòng thêm một vài phụ kiện là thành xe đẩy thùng nước lau nhà… Tuy nhiên, sản phẩm độc đáo nhất trong kho báu đồ tái chế của ông Lĩnh phải kể đến chiếc đèn bàn đa năng, tích hợp máy nghe nhạc dây cót, sạc điện thoại, cục phát wife, nhiệt kế, ống cắm bút.

Ngôi chùa cổ “giấu” 4 kho báu bảo vật quốc gia

Báo Dân Việt thông tin, chùa Bút Tháp (Thuận Thành, Bắc Ninh) hiện cất giữ 4 bảo vật quốc gia, đó là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được Thủ tướng Chính phủ công nhận năm 2012 và 3 bảo vật vừa mới được công nhận tháng 1-2021 là: Tượng Tam thế, Tòa Cửu phẩm Liên Hoa (còn gọi Cối kinh) và Hương án.

Theo nhận định của giới nghiên cứu, đây mới chỉ là những hiện vật được lập hồ sơ, còn rất nhiều báu vật quý hiếm, độc nhất vô nhị mà di tích đặc biệt quan trọng này còn đang cất giữ...

Nuôi lợn rừng nặng 200 kg làm thú cưng

Nuôi thú cưng trong nhà đã trở thành niềm vui của nhiều gia đình. Người ta nuôi đủ mọi vật nuôi từ quen thuộc như chó, mèo, chim chóc cho tới những "con vật lạ" như trăn, rắn, kỳ nhông... Nhưng hiếm ai lại nuôi cả lợn rừng làm thú cưng như một gia đình ở TP.HCM.

{keywords}
Con vật được gia chủ chăm sóc hàng ngày cẩn thận

Câu chuyện về chú lợn rừng nặng 200 kg có tên gọi Pé Ủn được nhiều trang báo nước ngoài nhắc tới, khiến cộng đồng mạng thích thú. Pé Ủn được gia đình này nuôi khi mới được 4 kg. Nhưng chỉ sau 2 năm, chú lợn này đã nặng tới 200 kg.

Gia chủ cho biết, thức ăn chính của Pé Ủn là bánh mì thịt trộn cùng sữa đặc pha loãng. Chú lợn này được chăm sóc rất cẩn thận, từ chế độ ăn uống cho tới việc tắm gội. Pé Ủn có chỗ nằm khô thoáng, tắm gội thường xuyên bằng sữa tắm riêng.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)