Tại họp báo thường kỳ ngày 17/10 của Bộ Công Thương, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường đã thông tin thêm về tình hình xử lý kỷ luật các lãnh đạo của Cục Quản lý thị trường (trước đây) trong vụ Con Cưng.

Vụ Con Cưng: Cục trưởng và 2 phó cục trưởng bị xem xét xử lý

'Chung kết' vụ Con Cưng: Phạt 250 triệu đồng

Ông Trần Hữu Linh cho hay: Hôm qua, 16/10 Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ một số thông tin liên quan đến xử lý kỷ luật cán bộ quản lý thị trường vụ Con Cưng. Khi có thông tin cuối cùng về mức kỷ luật Bộ sẽ thông tin kịp thời đến dư luận.

{keywords}
Con Cưng đã bị xử phạt 250 triệu đồng vì các lỗi vi phạm.


Trước đó, Bộ Công Thương đã tiến hành xem xét các dấu hiệu vi phạm của các đảng viên trong thực thi công vụ đối với đảng viên Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường và đảng viên Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường.

Bộ Công Thương giao Vụ Tổ chức cán bộ trình lãnh đạo Bộ về trình tự thủ tục xem xét xử lý cán bộ công chức có dấu hiệu vi phạm theo các quy định của pháp luật đối với ông Nguyễn Trọng Tín và ông Trần Hùng.

Về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của 2 Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, ông Trịnh Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường đã chủ động báo cáo lãnh đạo Bộ để chấn chỉnh nhưng chưa thực sự kịp thời, cần xem xét, kiểm điểm rút kinh nghiệm.

Liên quan đến sự cần thiết nâng cấp Cục Quản lý thị trường thành Tổng cục Quản lý thị trường, ông Trần Hữu Linh cho biết: Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, việc buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại ngày càng phức tạp. Trước đây việc này chỉ xảy ra cục bộ ở 1 địa phương, huyện, xã thì những năm gần đây việc vi phạm nói chung diễn ra ở địa bàn rộng, liên tỉnh, liên vùng. Ví như bán hàng đa cấp.

Điều này, theo lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, đòi hỏi phải có tổ chức lại bộ máy quản lý thị trường để xử lý kịp thời.

Theo ông Linh, mô hình quản lý thị trường gồm Cục quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương và các chi cục quản lý thị trường thuộc tỉnh đã diễn ra 60 năm nay. Sau 60 năm theo mô hình cũ, nay quản lý thị trường cần hoạt động theo mô hình mới, để thanh kiểm ra chống gian lận thương mại thực hiện ngay.

Trả lời câu hỏi của PV.VietNamNet, Bộ Công Thương đã từng sắp xếp, tinh gọn bộ máy và giảm được một số đơn vị đầu mối, nay việc sáp nhập các đơn vị quản lý thị trường thuộc địa phương vào Bộ Công Thương làm tăng biên chế có mâu thuẫn với tinh thần tinh gọn bộ máy, ông Trần Hữu Linh khẳng định: Không mâu thuẫn.

Theo ông Linh, 63 chi cục quản lý thị trường chuyển thành Cục Quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường làm biên chế ở Trung ương tăng lên, nhưng biên chế địa phương giảm đi. Mặt khác, dù thành lập tổng cục nhưng Bộ vẫn giữ tinh thần tinh gọn bộ máy khi giảm các đội quản lý thị trường, thành lập Cục quản lý thị trường liên tỉnh. Mục tiêu đến hết năm 2020 giảm 375 đội quản lý thị trường. Môi đội phải phụ trách hơn 1 địa bàn cấp huyện.

Bổ sung vấn đề này, Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng: Trước đây có 63 đầu mối quản lý thị trường ở địa phương và Cục Quản lý thị trường ở Bộ Công Thương là 64. Giờ đây số đầu mối giảm đi rất nhanh sau khi thành lập Tổng cục quản lý thị trường.

“Việc thành lập Tổng cục Quản lý thị trường không có gì mâu thuẫn với tinh thần giảm đầu mối cũng như bộ máy của Bộ Công Thương cũng như các bộ ngành”, ông Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Lương Bằng

Vụ Con Cưng: Cục trưởng và 2 phó cục trưởng bị xem xét xử lý

Vụ Con Cưng: Cục trưởng và 2 phó cục trưởng bị xem xét xử lý

Bộ Công Thương thông tin về kết quả rà soát, kiểm tra đánh giá lại quy trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với Công ty cổ phần Con Cưng của Cục Quản lý thị trường.