Việc tài xế dừng đỗ xe ở một số khu vực, đặc biệt là khu vực dân cư, cửa hàng, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, di chuyển đi lại và hoạt động kinh doanh của người khác. Vậy, cần làm gì để đáp trả lại lái xe thiếu ý thức như vậy?

Khi lái xe thiếu ý thức

Chuyện các chủ phương tiện đỗ xe sai quy định, thiếu ý thức, chắn lối đi lại của các hộ gia đình, các cửa hàng tại Hà Nội không phải là hiếm. Cách đỗ xe như vậy khiến nhiều người ác cảm với chủ sở hữu ô tô.

Mới đây, không ít người tỏ ra bức xúc trước việc 1 chiếc Mercedes màu đen "trấn yểm" ngay trước cửa căn nhà mặt tiền trên phố Lý Nam Đế. Chủ nhân chiếc Mercedes còn "cẩn thận" leo lên hẳn vỉa hè chứ không chỉ đỗ dưới lòng đường, chặn hết lối ra vào. Chủ nhà về lúc 10h tối và thấy chiếc xe đang "an tọa" nên không thể cho xe của mình vào nhà được.

{keywords}

Chuyện các chủ phương tiện đỗ xe sai quy định, chắn lối đi lại của các hộ gia đình, các cửa hàng tại Hà Nội không phải hiếm. 

Một bạn đọc kể: "Nhà tôi ở phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thường xuyên chịu cảnh đêm đêm ô tô leo lên đỗ trên vỉa hè, bịt ngay cửa ra vào. Có hôm đi nhậu về muộn, đau bụng muốn vào nhà gấp mà bị ô tô bịt cửa, không thể cho xe máy vào được. Đành phải gọi vợ xuống trông xe cho mình, xong rồi mới quay ra tìm cách đưa xe vào nhà. Một đêm vợ đau đẻ phải vào viện, mở cửa ra thấy ô tô bịt cửa, dù bụng to và đang có cơn đau cũng phải cố trèo qua chiếc xe để ra ngoài gọi taxi. Có xe cũng để số điện thoại dán lên kính, nhưng gọi thì thấy tắt máy, chắc về nhà ngủ, nên chẳng gọi được".

Thậm chí, có những trường hợp người đỗ xe không ngần ngại đấu khẩu với người nhắc nhở. Vụ việc xảy ra tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân. Nữ tài xế đỗ xe trước 1 cửa hàng, chủ của hàng nhắc nhở, yêu cầu người phụ nữ lái đi chỗ khác đỗ. Hai người lời qua tiếng lại. Người đàn ông nói: "Chị chẳng có ý thức gì cả, người ta đã nói lịch sự rồi". Nữ tài xế đáp lại: "Tao không biến!... Nhà mày có mua đường không? Đường của ai?"

{keywords}

Nhiều ô tô bị "ăn gạch" vì đỗ sai vị trí.

Đáp trả thế nào?

Những kiểu đỗ xe và cách ứng xử của chủ xe như vậy rất dễ gây bức xúc và dẫn đến những hành động đáp trả như đập gương kính, vẽ sơn, đổ rác, gạch, thủy tinh, dán băng dính lên xe,...

Tuy nhiên, theo các luật sư, những hành vi trên làm hư hại tài sản của người khác. Xét dưới góc độ trách nhiệm dân sự, dù người đỗ ô tô có sai thì mọi cá nhân, tổ chức khác không có quyền làm hư hại tài sản của họ. Nếu tài sản bị hư hại do hành động cố ý của bất cứ ai thì chủ xe có quyền yêu cầu bồi thường theo quy định. Thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu.

Thậm chí, người có hành vi đập phá xe, vẽ sơn, bẻ gương,... gây thiệt hại nặng nề có thể cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Bộ luật Hình sự, nếu thiệt hại từ 2.000.000 đồng đến dưới 50 triệu đồng và thỏa mãn các điều kiện: “gây hậu quả nghiêm trọng”, "đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm", "đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm",...

Ngược lại, cách hành xử với những lái xe đỗ vô ý thức của thiếu nữ Hà thành mới đây được nhiều người ủng hộ và cho đó là cách hành xử rất đẹp, có văn hóa.

Cụ thể, thay vì phá hoại hay vẽ bậy lên xe, thiếu nữ Hà thành đã viết lời nhắn lịch sự gửi tới chủ chiếc ô tô đỗ trước cửa nhà mình nhiều giờ liền: "Cháu có vài lời gửi các bác đi ôtô. Ai đi ô tô thì làm ơn dán số điện thoại vào kính dùm cháu. Tất thảy những xe đỗ ở đây sao không ai có số điện thoại. Lúc cần không biết gọi thế nào. Có ô tô để đối diện, đỗ sát nhà làm cháu không có chỗ để xe máy. Hôm thì có ô tô đỗ ở cửa chặn lối vào, đi lại rất bất tiện. Xong đi mà không may va quệt vào xe, cháu chả có tiền mà đền đâu".

{keywords}

Hành động rất văn minh của cô gái này đã nhận được rất nhiều lời tán thưởng của dân mạng, hẳn sẽ khiến những ai đỗ xe thiếu ý thức phải tự cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ. Cô gái cho biết, từ khi cô dán mảnh giấy đề nghị lên ô tô, chủ xe không còn đỗ trước cửa nhà mình nữa.

Một số người sử dụng ô tô cũng cho rằng, nên có ý thức mỗi khi đỗ xe. Anh Lê Hồng Côn ở Đại Kim, Hoàng Mai chia sẻ, mỗi khi vào phố, mình thường đỗ ô tô trong ngõ, nếu đỗ ngoài đường phố, trước cửa nhà, cửa hàng, thì cố để không bị ảnh hưởng đến việc đi lại, buôn bán, đỗ nhanh rồi đi... Vì có ý thức nên chưa dính cái kiểu bị quây hơn chục xe rác, bị xì lốp, cảnh cáo bằng gạch lên nóc xe, hoặc bị dán giấy ghi bậy lên kính, hay bị chửi vì cái tội đỗ xe "mất dạy" che mất cửa hàng, bịt lối ra vào của nhà ai đó.

Điều 18 và 19 Luật Giao thông đường bộ quy định việc đỗ xe trên đường bộ phải tuân thủ các quy định sau:

Không được dừng, đỗ xe tại các vị trí sau: Bên trái đường một chiều, trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất, trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau, nơi dừng xe buýt. Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức. Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe. Trong phạm vi an toàn của đường sắt. Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải cách xa không quá 0,25 mét. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng, đỗ xe ở vị trí cách ôtô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 m. Không được dừng, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.

Trần Thủy