- Ở phía đuôi máy bay thương mại thường có 1 lỗ nhỏ bằng đầu ngón tay. Động cơ nằm trong chính cái lỗ này tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng đối với sự vận hàng xuyên suốt chuyến bay.

Clip: Động cơ đuôi máy bay. (Nguồn: Business Insider/Soha)

Lỗ nhỏ ở đuôi máy bay này là nơi đặt động cơ nhỏ nhất nhưng quan trọng nhất trên máy bay, giúp kích hoạt động cơ chính và cấp điện cho các thiết bị điện trong khoang chở khách.

{keywords}

Đuôi máy bay ẩn chứa động cơ.

Động cơ nằm trong lỗ nhỏ ở đuôi máy bay có tên gọi là APU (Auxiliary Power Unit). Động cơ APU không có chức năng chịu tải cho máy bay. Nó chỉ phát điện, nén khí, khởi động máy bay, chạy máy điều hòa nhiệt độ … khi máy bay đỗ ở mặt đất.

{keywords}

Lỗ nhỏ ở đuôi máy bay này là nơi đặt động cơ nhỏ nhất nhưng quan trọng nhất trên máy bay.

APU thường bố trí ở đuôi máy bay. Khi động cơ chính chưa khởi động, hành khách nghe thấy tiếng APU kêu ro ro nhè nhẹ. Nó là một động cơ tuốc bin khí, kéo máy phát điện. Điện áp phát ra thông thường 28 hoặc 48 vol, tần số 400hz.

Động cơ phụ còn chức năng chạy thiết bị điều hòa nhiệt độ, chiếu sáng, phục vụ hành khách, tổ lái khi mới lên “tàu”. Ngoài ra điện của APU còn giúp cho phi công, thợ máy kiểm tra kỹ thuật máy bay và liên lạc với sân bay từ buồng lái, vận hành các cửa, thiết bị trả hàng hóa, cấp điện cho nhà bếp chuẩn bị suất ăn… và vệ sinh máy bay.

{keywords}

APU thường đặt ở đuôi máy bay

APU còn là một máy nén khí. Khí nén được dùng khởi động lần lượt từng động cơ chính. Khi các động cơ chính quay ổn định, APU được tắt.

Khi máy bay hạ cánh, động cơ chính được trả về chế độ ga nhỏ, một động cơ được tắt, lúc này máy bay lăn vào sân đậu chỉ bằng một động cơ. Trước 2 phút dừng bánh, động cơ phụ APU được khởi động, cấp điện lại cho máy bay như khi chưa cất cánh.

Các máy bay quân sự, động cơ lớn như A-400,  Antonob 225 , trực thăng CH-4… cũng có APU. Đơn giản là để tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm số giờ của động cơ chính.

Hạnh Nguyên (Theo Business Insider)