{keywords}
Làng nghề Kiêu Kị, huyện Gia Lâm (Hà Nội) là làng duy nhất ở Việt Nam hiện nay chuyên làm vàng quỳ. Từ những công trình kiến trúc, đến những bức tượng Phật, hoành phi câu đối dát vàng bạc lấp lánh… trên khắp cả nước, đều in dấu bàn tay tài hoa của những người thợ làm nghề nơi đây.

 

{keywords}
Cũng giống như nhiều nghề thủ công khác, nghề dát vàng, dát bạc ở Kiêu Kỵ cũng đòi hỏi sự công phu, cẩn trọng và khéo léo. Để làm ra 1 lá quỳ từ nguyên liệu là vàng thật, bạc thật người nghệ nhân phải trải qua ít nhất là 20 công đoạn. Trong đó, giai đoạn nào cũng đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn và tỉ mỉ cao.

 

{keywords}
Những thỏi vàng thật 24k hoặc bạc trắng được các nghệ nhân ở đây đập dập cho dài và mỏng sau đó cắt thành những hình vuông nhỏ chừng 1cm2 rồi đặt vào lá quỳ. Mỗi một quỳ gồm 490 lá, được tán mỏng từ khoảng nửa chỉ vàng 24k.

 

{keywords}
Một người thợ giỏi có thể đập 1 chỉ vàng dàn mỏng thành tấm lá vàng có diện tích hơn 0,9m2. Muốn có một quỳ vàng, người thợ phải đập khoảng 1 giờ liên tục, một ngày tối đa được khoảng 10-13 quỳ vàng. Tính ra, phải đập trên 1400 nhát búa cho một quỳ vàng. 

 

{keywords}
Kỹ thuật đập vàng trông có vẻ đơn giản nhưng để trở thành một người thợ lành nghề, cần ít nhất từ 2-5 tháng học việc. Trong ảnh là bàn tay chai sạn của một thợ đập vàng làng nghề Kiêu Kị.

 

{keywords}
Đánh quỳ xong, những người thợ phải dùng những chiếc bay nhỏ, nhẹ nhàng gỡ các lá quỳ ra, nong vào giữa các giấy bản nhỏ 5cm2, cho đến khi nào hết một xếp thì niêm phong thành từng gói.

 

{keywords}
Công đoạn cắt vàng xếp vào quỳ cũng như gỡ vàng trả khách được thực hiện trong phòng kín gió, mùa hè bật điều hòa.

 

{keywords}
 Người thợ phải thật khéo léo, nhanh tay, nhanh mắt sao cho các lá vàng không bị rách, nát. 

 

{keywords}
Một ngày công của người thợ ở Kiêu Kị được tính theo sản phẩm, trong đó mỗi quỳ vàng hoàn thiện có giá khoảng 20 nghìn đồng. Một người thợ giỏi lành nghề có thể được trả từ 200-300 nghìn đồng/ngày.

 

{keywords}
Các lá vàng rất mỏng, nhẹ nên người thợ phải nhanh tay, tinh mắt thậm chí không dám thở mạnh tránh việc thổi bay các lá vàng

 

{keywords}
Bà Phạm Thị Ngọ (70 tuổi) có hơn 50 năm trong nghề làm vàng Kiêu Kị đang hoàn thiện khâu cuối cùng, gỡ vàng đóng thành các quỳ trả khách.

 

{keywords}
Những gói quỳ thành phẩm được buộc lại cẩn thận có giá bán vào khoảng 1 triệu 600 nghìn đồng, tương đương với giá trị của nửa chỉ vàng trên thị trường.

 

{keywords}
Một sản phẩm dát vàng được tạo ra bởi bàn tay của các nghệ nhân Kiêu Kị

 

{keywords}
Các sản phẩm hoàn thiện sau đó được vận chuyển đi khắp cả nước, thậm chí xuất khẩu sang nước ngoài. Sản phẩm dát vàng Kiêu Kị được ưa chuộng không chỉ bởi sự bền đẹp mà còn cả kỹ thuật chỉn chu trong từng công đoạn.

(Theo Dân trí)