Ngay tại sông Đà ở khu vực Hoà Bình, cũng có giống cá y hệt loài “cá thần” ở Thanh Hoá. Bà con coi đây là đặc sản và nuôi trồng để bán cho các thương lái.

Ít ai biết rằng, ngay tại lòng sông Đà ở khu vực thị trấn Mai Châu (Hoà Bình) nhiều người dân đang nuôi trồng loài cái giống y hệt với loài “cá thần” được người dân sùng bái tại suối Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá). Tuy nhiên, loài cái này ở Hoà Bình lại được gọi với cái tên cá Dầm Xanh.

Theo chân những người nuôi cá, phóng viên đã có chuyến vượt sông Đà để đến với khu nuôi “cá thần”. Để nuôi trồng loài cá này, người dân ở Mai Châu phải lập những bè lớn ở lòng sông sau đó kết thành các lồng lớn bằng tre, nứa.

{keywords}

Người dân Mai Châu nuôi cá thần trên lòng sông Đà

Ông Bùi Văn Kế (62 tuổi) một trong những người dân nuôi “cá thần” nhiều nhất ở Mai Châu kể rằng: “Cá dầm xanh mà chúng tôi đang nuôi cũng giống loài “cá thần” ở vùng Thanh Hoá. Nhưng ở đây chúng tôi không gọi loài cá này là thần thánh gì cả mà chỉ nghĩ là loài cá bình thường của tự nhiên”.

{keywords}

Khu nuôi cá thần của ông Bùi Văn Kế (62 tuổi)


{keywords}

Người dân nuôi cá trong các lồng và cho cá ăn ngô

Về nguồn gốc loài cá Dầm Xanh, ông kể bảo rằng, vào khoảng thời gian sinh nở mỗi năm, loài cá Dầm Xanh thường chui vào các hang động để đẻ trứng, trứng đó theo dòng trôi ra sông Mã, người dân Mai Châu đã lấy giống này mang về và nuôi trên sông Đà vì hai lòng sông có điều kiện giống nhau”.

Theo ông Kế, để nuôi được giống cá Dầm Xanh này rất kỳ công, cá rất chậm lớn và dễ chết nếu không được chăm sóc đúng cách. Như hơn chục lồng nuôi cá của ông, phải mất gần 5 năm trời mới bắt đầu thu hoạch được một mẻ cá, mỗi con cá khoảng 2 – 3kg.

{keywords}

Bắt "cá thần" để bán cho thương lái

{keywords}

Mỗi lồng cá này có giá hàng trăm triệu 

Mỗi lồng cá của ông Kế nếu có khách mua sẽ có giá tới hàng trăm triệu. Tuy nhiên, do nhiều người vẫn quan niệm rằng đây là “cá thần” ở vùng Thanh Hoá nên thi thoảng mới gặp được khách. Lượng tiêu thụ loài cá này rất ít, nhiều bà con nuôi trồng như gia đình ông Kế có lúc rơi vào cảnh khó khăn vì không bán được cá nhưng hàng ngày vẫn phải tốn nhiều chi phí để chăm sóc và mua thức ăn cho cá.

May mắn, trong thời gian gần đây, ở khu vực Hà Nội rộ lên cơn sốt đưa “cá thần” lên bàn nhậu nên nhiều nhà hàng bắt đầu học theo và cũng đi mua loài cá này để làm đặc sản và khu nuôi cá Dầ Xanh của bà con ở Mai Châu bắt đầu được nhiều người tìm đến.

{keywords}

Ông Bùi Văn Kế và con cá nặng khoảng 2,5kg sau gần 5 năm nuôi

Ông Kế chia sẻ rằng: “Tôi và bà con ở đây đều mong sao người ta cởi bỏ quan niệm về cá Dầm Xanh chúng tôi đang nuôi trồng là “cá thần” ở Thanh Hoá vì mỗi nơi có phong tục riêng. Ở đây người dân coi cá Dầm Xanh là loài cá thông thường để buôn bán, cải thiện cuộc sống”.

Ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó bí thư thường trực huyện uỷ Mai Châu cho biết: “Trong chiến dịch chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, huyện chúng tôi đã chủ trương cho bà con đưa loài cá Dầm Xanh về nuôi. Loài cá này ở dưới xuôi thường gọi là cá bỗng và ở Thanh Hoá người dân coi là “cá thần”.”

{keywords}

Cá được đưa lên bờ để thương lái chuyển về thành phố làm đặc sản nhà hàng

Ông Thịnh cũng băn khoăn rằng, ở Mai Châu, cá Dầm Xanh là đặc sản nhưng do quan niệm của nhiều người cho đây là “cá thần” nên cá Dầm Xanh chưa bán được nhiều. Phía chính quyền rất mong muốn người tiêu dùng hiểu rõ về loài cá Dầm Xanh ở Mai Châu để tạo đầu ra cho bà con.

Theo Thạc sỹ Kim Văn Vạn - Trưởng bộ môn Môi trường và bệnh thủy sản (trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội), “cá thần” ở Thanh Hóa với loài cá bỗng còn được gọi với tên cá Dầm Xanh là một.

Do những quan niệm của người dân ở Cẩm Thủy mà cá bỗng ở đó mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt, người dân không được ăn thịt. Ở Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang..., cá bỗng được nuôi nhiều và khá đại trà, những con nhỏ họ dùng để ăn, những con to được bán với giá rất đắt. Trên vùng Tây Bắc, cá bỗng là loài cá quý, đặc sản, người dân nơi đây chỉ mổ thịt cá khi có sự kiện trọng đại như cưới hỏi, giỗ chạp

(Theo Dân trí)