VND được dự báo sẽ lên giá trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô ổn định, bộ đêm dự trữ ngoại hối tối hơn... Tuy nhiên, lý do nào khiến tỷ giá USD/VND nổi sóng trong những ngày gần đây?

Tỷ giá rủ nhau tăng trên các thị trường 

Ghi nhận sáng 9/3, tỷ giá trung tâp tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng mạnh 15 VND so với phiên liền trước, lên mức 23.200 VND/USD. Đây là phiên tăng thứ sáu trong tổng số bảy phiên gần nhất của tỷ giá trung tâm.

{keywords}
 

Bên cạnh đó, giá USD tại các ngân hàng thương mại cũng được điều chỉnh mạnh theo hướng tăng. Trong đó, Vietcombank tăng tới 15 VND ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với sáng qua, biểu niêm yết USD ở mức 22.960 – 23.140 VND.

Tương tự, BIDV cũng cho tăng 25 VND ở cả hai chiều. Hay như Sacombank đang niêm yết giá USD ở mức 22.970 – 23.135 VND/USD, tăng 20 VND chiều mua vào và 21 VND chiều bán ra.

Thậm chí, tại Eximbank, giá USD còn bật tăng tới 30 VND ở mỗi chiều, giao dịch tại 22.970 – 23.140 VND.

Nhìn chung tại biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại lúc 9h sáng nay, mỗi chiều mua bán đều được tăng từ 15 VND đến 30 VND so với hôm qua. Giá mua thấp nhất đang ở mức 22.910 VND/USD, giá mua cao nhất đang ở 22.970 VND/USD. Trong khi đó, ở chiều bán ra, giá thấp nhất đang ở mức 23.130 VND/USD, giá bán cao nhất đang ở mức 23.165 VND/USD.

Ngoài ra, dù chưa có số liệu cụ thể nhưng dự kiến tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng phiên hôm nay cũng đang có xu hướng tăng. Trước đó, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng hôm qua (8/3) cũng đã tăng tới 12 VND so với phiên liền trước, chốt ở mức 23.043 VND/USD.

Giá USD tự do cũng không khác biệt. Hôm qua, tỷ giá trên thị trường tự do tăng 50 VND ở chiều mua vào và 60 VND ở chiều bán ra, dừng ở 23.850 – 23.900 VND/USD. Sáng nay, đà tăng của USD tự do vẫn chưa dừng khi tăng 40 VND chiều mua và 60 VND chiều bán, nâng tổng mức tăng trong 2 ngày lên tới 100 VND.

"Sóng" ngắn hạn 

Với diễn biến như trên, có thể dễ dàng khẳng định, tỷ giá USD/VND đang có “sóng”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đợt sóng này.

Tại thị trường liên ngân hàng, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã giãn tần suất mua ngoại tệ hàng sang hàng tuần kể từ ngày 17/2/2021 sau khi ngừng mua ngại tệ giao ngay để chuyển sang mua kỳ hạn 6 tháng có huỷ ngang.

Có ý kiến cho rằng, hoạt động này của nhà điều hành sẽ khiến các ngân hàng thương mại bối rối, gặp khó khăn trong việc điều tiết nguồn ngoại tệ. Tức ngân hàng buộc phải để trạng thái ngoại tệ dương nhiều hơn so với trước kia. Khi cầu tăng sẽ khiến giá USD tăng theo.

Song theo lãnh đạo của một ngân hàng thương mại, quyết định giãn tần suất chỉ nhằm giảm thời gian xử lý hồ sơ giấy tờ. Hiểu đơn giản, thay vì ngân hàng bán “lắt nhắt” ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước thì nay dồn lại bán một lần trong tuần.

“Chỉ khi nào Ngân hàng Nhà nước thông báo không mua ngoại tệ thì mới tác động đến thị trường”, vị lãnh đạo này nói.

{keywords}
Nguồn: Bloomberg, SBV, SSI tổng hợp

Vậy đâu là nguyên nhân khiến tỷ giá trên thị trường ngân hàng tăng? Câu trả lời là do diễn biến của đồng USD tại thị trường thế giới.

Cụ thể, trong tuần trước, lợi tức trái phiếu chính phủ tiếp tục là tâm điểm của thị trường. Sau khi điều chỉnh giảm đầu tuần, lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ bật tăng mạnh trở lại, chốt tuần tăng lên 1,57%/năm với trái phiếu kỳ hạn 10 năm (tăng 16 điểm cơ bản so với tuần trước) khi Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ cho biết FED đang để ý đến diễn biến của lợi tức trái phiếu dù vẫn khẳng định duy trì chính sách tiền tệ hiện tại.

Việc các nước OPEC+ quyết định giữ nguyên sản lượng khai thác làm giá dầu nối dài đà tăng cũng gia tăng lo ngại lạm phát và đẩy lợi tức trái phiếu chính phủ tăng. Đồng USD được hưởng lợi từ xu hướng tăng của lợi tức trái phiếu.

Theo đó, đến đầu giờ sáng nay theo giờ Việt Nam, chỉ số đo sức mạnh đồng USD (DXY) ở mức 92,487 điểm, tăng 0,174 điểm (0,19%) so với thời điểm mở cửa, mức cao nhất trong 3,5 tháng.

Về thị trường USD tự do, một trong những mối quan hệ được biết đến rộng lãi là mối tương quan tỷ lệ thuận với chênh lệch giá vàng trong nước - thế giới. Cứ mỗi khi chênh lệch này được doãng rộng, tỷ giá USD tự do lại có những bước tăng tương ứng. Hiện mức chênh lệch này đang khoảng 7,5 triệu đồng/lượng.

Giải thích thêm về mức chênh lệch giá lớn như hiện nay, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng có 3 nguyên nhân. Thứ nhất, thị trường vàng trong nước và thế giới không liên thông. Thứ hai, đơn vị duy nhất được nhập khẩu vàng là Ngân hàng Nhà nước. Thứ ba, hiện tượng đầu cơ của doanh nghiệp vàng khi nguồn cung không đủ.

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, nguyên nhân do chi phí vàng trong nước tương đối cao từ nguyên liệu đầu vào, thuế nhập khẩu, công chế tác cùng các loại phí giao dịch khác. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu vàng chỉ có một đầu mối nên có thể dẫn đến tình trạng đầu cơ, làm giá.

“Khi hiện tượng giá bị chênh lệch quá lớn sẽ dẫn tới nguy cơ đầu cơ và nhập lậu vàng vào trong nước”, ông Lực nhấn mạnh.

Song tỷ giá tự do chỉ chiếm một phần nhỏ trên thị trường ngoại tệ. Về tổng thể, Công ty Chứng khoán SSI đánh giá, cung cầu ngoại tệ trong nước vẫn rất thuận lợi, diễn biến tỷ giá trong ngắn hạn có thể dao động dưới tác động từ diễn biến của đồng USD trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, khi FED vẫn chưa thay đổi tốc độ nới lỏng tiền tệ hiện tại, đồng USD vẫn phải chịu áp lực giảm trong dài hạn. Vì vậy, nhóm nghiên cứu tại SSI đưa ra dự báo, tỷ giá USD/VND vẫn có thể giảm nhẹ trong cả năm 2021.

Cùng ý kiến, ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) nhận xét, với quy mô xuất khẩu và khả năng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, có thể dự báo cả năm thặng dư thương mại đạt trên 20 tỷ USD.

“Nhiều định chế tài chính dự báo, tỷ giá có kịch bản biến động khoảng 1 - 2% với mức 23.000 và 22.700 do Việt Nam xuất siêu và ngoại tệ sẽ về nhiều nên VND lên giá. Tôi cũng đồng quan điểm VND sẽ lên giá trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định hơn, dự trữ ngoại hối tốt hơn…”, ông Trung nói.

(Theo VnEconomy)