Chuyên gia giao thông cho rằng không nên bắt buộc người dân mua ô tô phải mở tài khoản ngân hàng mà chỉ nên khuyến khích...

UBND TP Hà Nội vừa kiến nghị Bộ Công an ban hành quy định về đăng ký ô tô, trong đó phải có tài khoản được mở tại ngân hàng (NH) để khấu trừ vào tài khoản NH đối với các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông được xử lý bằng hình thức “phạt nguội”. Kiến nghị này ngay lập tức có nhiều ý kiến khác nhau.

Không nên bắt buộc

Với góc độ kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế-tài chính, cho rằng đề xuất trên phù hợp với chủ trương là khuyến khích người dân không sử dụng tiền mặt để minh bạch, chống tham nhũng, thất thoát thông qua việc mở tài khoản. Tuy nhiên, việc mở tài khoản này cần phải được xem xét và thăm dò ý kiến của người dân.

{keywords}
 

“Vì khi đưa ra quy định trên, gần như người sử dụng ô tô phải “đặt cược” một khoản tiền vào tài khoản, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ. Nên cần phải tính toán phù hợp làm sao để có lợi cho người dân… và hạn chế tình trạng “cưa đôi” của lực lượng thực thi công vụ” - vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Đối với những trường hợp chây ỳ không nộp phạt hoặc chậm nộp phạt vi phạm giao thông, theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, có rất nhiều biện pháp để hạn chế như tính lãi suất theo NH…

Cùng quan điểm, một chuyên gia giao thông (đề nghị không nêu tên - PV) cho rằng đề xuất trên sẽ thuận tiện, giảm thời gian, thủ tục cho người dân nộp phạt. Tuy nhiên, không thể buộc người dân được mà xem đây là một loại hình thứ hai để người dân có quyền chọn lựa, đặc biệt cần phải có lộ trình.

{keywords}
Nhiều chuyên gia cho rằng cần lấy ý kiến người dân trước khi ban hành quy định mua ô tô phải mở tài khoản ngân hàng.

Mặt khác, đây là vấn đề liên quan đến nhiều đối tượng, từ cá nhân, doanh nghiệp đến cơ quan nhà nước. Vị chuyên gia này nêu ví dụ: “Nếu ô tô của một bộ, ngành nào đó vi phạm, bị xử phạt thì sẽ trừ tiền vào tài khoản của bộ, ngành. Vậy ai sẽ bỏ tiền ra để trả vào số tiền bị trừ đó, trong khi tiền lấy từ cơ quan nhà nước là tiền thuế của dân và theo quy định, tiền thuế dân sẽ không sử dụng để trả cho hành vi vi phạm pháp luật…”

Không có cơ sở pháp lý

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Trương Thanh Đức, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), cho rằng pháp luật hiện hành chưa có quy định nào bắt buộc công dân phải mở tài khoản, vì vậy quy định trên không phù hợp. Bên cạnh đó, quy định này không thể tự Bộ Công an hay Chính phủ mà phải được Quốc hội xem xét thông qua vì nó liên quan đến quyền của người dân.

“Theo đó, việc bắt buộc phải đúng cơ sở pháp lý, đặc biệt phải quy định cho người dân lựa chọn dịch vụ nào có lợi và thuận tiện chứ không nên quy định bắt buộc” - ông Trương Thanh Đức nhấn mạnh.

Ngoài ra, nếu tài khoản đó chỉ phục vụ việc xử phạt vi phạm giao thông thì không hợp lý vì người dân phải đóng một khoản tiền lớn, nếu không sử dụng sẽ gây lãng phí cho xã hội, công dân, doanh nghiệp...

Luật sư Đức cũng cho rằng đừng lấy Việt Nam so sánh với các nước châu Âu, vì từ trẻ nhỏ đến người già những nước này đều sử dụng thẻ tín dụng, họ không sử dụng tiền mặt. Vì vậy, việc trả tiền này là sự lựa chọn của người dân chứ không phải ra quy định bắt buộc.

Công an TP Hà Nội từng đề xuất

Năm 2016, ông Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, đã đề xuất có quy định buộc các chủ ô tô mở tài khoản NH nhằm phục vụ cho việc xử phạt vi phạm giao thông. Theo Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, việc mở tài khoản sẽ tạo thuận lợi cho quá trình xử lý vi phạm giao thông. Qua đó người bán xe sẽ bắt buộc người mua xe phải sang tên cũng như sang tài khoản, vì nếu không làm sẽ bị trừ vào tài khoản của mình. Đại tá Hải nói: “Cứ trừ vào tài khoản. Tôi tin chắc ý thức của lái xe cao hơn rất nhiều. Việc này đã áp dụng rất nhiều ở các nước, với người sở hữu ô tô thì có 10-20 triệu đồng trong tài khoản không phải là quá khó khăn”. 

Muốn triển khai để minh bạch, chống tham nhũng, Quốc hội phải xem xét một quy trình khép kín trong việc trả tiền qua tài khoản NH đối với những khoản như phí bảo trì đường bộ, đăng kiểm, mua xăng… Còn chuyện nộp phạt giao thông là một khoản tiền nhỏ so với các khoản trên và hàng trăm người mới có một người phải đóng phạt…

Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) 

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Mua ô tô 300 triệu: Rước nợ vào thân, sai lầm đốt túi

Mua ô tô 300 triệu: Rước nợ vào thân, sai lầm đốt túi

Vay tiền mua những chiếc xe quá cũ, không ít người sau đó đã nhận ra sai lầm bởi chi phí không hề thấp và tự dưng rước nợ vào thân.

Đòi mua ô tô công sai quy định: Bộ Xây dựng bị tuýt còi

Đòi mua ô tô công sai quy định: Bộ Xây dựng bị tuýt còi

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng về phương án xử lý hơn 15 chiếc xe dôi dư thuộc quyền quản lý của bộ này, trong đó có phương án bán một số xe và đề nghị không tiếp tục mua mới...

Sau Tết gom tiền mua ô tô: 2018 kiểu gì cũng giảm giá

Sau Tết gom tiền mua ô tô: 2018 kiểu gì cũng giảm giá

Thị trường ô tô Việt Nam năm 2018 hứa hẹn mức tăng trưởng từ 20-40%. Giá xe cũng sẽ có điều chỉnh giảm đáng kể ở các phân khúc khác nhau.   

Mua ô tô cận Tết: Xe nhập đội giá cả trăm triệu đồng

Mua ô tô cận Tết: Xe nhập đội giá cả trăm triệu đồng

Đến thời điểm này giá ô tô nhập khẩu chẳng những không giảm mà còn đội cả trăm triệu đồng mỗi chiếc.

Nhiều khách Việt mặc cả khi mua ô tô

Nhiều khách Việt mặc cả khi mua ô tô

Việc giảm giá chưa từng thấy trong năm 2017 khiến tỷ lệ khách hàng Việt Nam mặc cả nhiều hơn trước khi quyết định mua xe ôtô.