Tập đoàn Lộc Trời (LTG) ghi nhận xuất khẩu gạo trong năm 2021 đạt hơn 80 nghìn tấn, trị giá thu về 1.000 tỷ đồng, chiếm 24% doanh thu gạo cả năm 2021. Những ngày cuối năm, LTG xuất khẩu lô gạo sử dụng tàu biển dạng hàng rời nhằm tiết kiệm chi phí tại thời điểm phí vận chuyển bằng container đang rất cao do ảnh hưởng Covid-19.

Trong năm 2021, các thị trường chính của tập đoàn này tiếp tục là Anh, châu Phi, khu vực Trung Đông và các nước láng giềng ở châu Á.

Với thị trường châu Âu, Lộc Trời đã phát triển mạnh trong năm qua nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA). Mảng xuất khẩu gạo của Lộc Trời nhờ đã tăng gấp khoảng 4 lần về sản lượng và doanh số so với năm ngoái, có thêm 15 đối tác mua hàng mới trên thị trường quốc tế.

Đây là tín hiệu tích cực sau khi doanh nghiệp này gặp khó khăn trong mảng sinh lời nhất: kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

Trong năm qua, doanh thu từ gạo chiếm phần lớn và thuốc bảo vệ thực vật ở vị trí thứ hai. Tuy nhiên, lợi nhuận từ mảng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật là lớn nhất. Việc LTG ngưng hợp tác với Syngenta - công ty thuốc bảo vệ thực vật thuộc Big4 của thế giới - được cho là ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp này.

Đây cũng có thể là lý do khiến cổ phiếu LTG tụt giảm từ mức 45.000 đồng/cp hồi đầu tháng 11 xuống mức 35.000 đồng/cp như hiện tại.

{keywords}
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gạo trong quý IV tốt hơn

Lộc Trời là DN hoạt động chính trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, trong đó có hơn nghìn kỹ sư nông nghiệp làm làm việc trực tiếp với gần 1 triệu hộ nông dân trên diện tích cả triệu hecta lúa.

Tới nay, Lộc Trời (LTG) chưa thông báo kết quả kinh doanh quý IV. Nhưng trong quý III, LTG ghi nhận lợi nhuận giảm 66% so với cùng kỳ xuống còn hơn 31 tỷ đồng do chi phí trong đó có chi phí vận chuyển tăng mạnh vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Cũng giống như Lộc Trời, nhiều doanh nghiệp gạo ghi nhận doanh thu tăng trưởng tốt trong năm 2021 nhưng gánh nặng chi phí khiến lợi nhuận nhiều nơi sụt giảm so với cùng kỳ như Trung An, Angimex... Các nhà máy gạo chủ yếu có nhà máy đặt ở các tỉnh phía Nam và nằm trong vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch Covid-19 lần thứ tư.

Doanh thu quý III của Xuất nhập khẩu An Giang (AGM) tăng tới 149% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận giả 53%.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gạo trong quý IV tốt hơn khi dịch bệnh dần được kiểm soát, nhiều địa phương nới lỏng giãn cách, doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất trong trạng thái bình thường mới. Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết bổ sung kinh phí mua gạo dự trữ quốc gia và đề xuất trợ cấp gạo cho một số địa phương.

{keywords}
Vn-Index đang kiểm trại ngưỡng 1.500 điểm.

Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 4/1

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), nhiều cổ phiếu tiếp tục xu hướng đi lên trong phiên đầu năm mới. Chỉ số VN-Index đang kiểm định lại ngưỡng 1.500 điểm.

Chốt phiên sáng 4/1, chỉ số VN-Index tăng 20,12 điểm lên đỉnh lịch sử 1.518,34 điểm. Chỉ số HNX-Index và Upcom-Index tăng nhẹ. Thanh khoản đạt 18,1 nghìn tỷ đồng trên 3 sàn.

Theo SHS, VN-Index có thể vượt qua ngưỡng 1.500 điểm trong tuần giao dịch đầu tiên của năm 2022 sau khi tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021 nhờ sự tích cực của cổ phiếu ngân hàng. Thanh khoản tuy có suy giảm so với tuần trước đó nhưng vẫn xấp xỉ mức trung bình 20 tuần cho thấy lực cầu mua lên là chưa thực sự mạnh và một bộ phận nhà đầu tư vẫn đang đứng ngoài quan sát.

Tính chung trong năm 2021, VN-Index tăng 35,7%. Đây là mức tăng cao thứ 2 trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, chỉ đứng sau mức tăng 48% của năm 2017.

Trên góc nhìn kỹ thuật, xu hướng tăng của thị trường tiếp tục được củng cố và khả năng để VN-Index vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.500 điểm.

Còn theo YSVN, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng và VN-Index có thể sẽ kiểm định lại ngưỡng kháng cự tâm lý 1.500 điểm.

Chốt phiên chiều 31/12, chỉ số VN-Index tăng 12,31 điểm lên 1.498,28 điểm. HNX-Index tăng 12,35 điểm lên 473,99 điểm. Upcom-Index tăng 1,13 điểm lên 112,68 điểm. Thanh khoản đạt 30,7 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.

V. Hà

Tính toán đối đầu đại dịch, đại gia Việt vẫn đặt cửa ngàn tỷ

Tính toán đối đầu đại dịch, đại gia Việt vẫn đặt cửa ngàn tỷ

Hàng loạt các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp đặt kế hoạch lợi nhuận ấn tượng bất chấp dịch bệnh do virus Corona có thể ảnh hưởng tới kinh doanh ngay đầu năm mới.