Theo đó, có 7 lãnh đạo tại SeABank đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu theo hình thức phát hành ưu đãi cho cán bộ nhân viên của ngân hàng (ESOP) trong thời gian từ 30/7 đến 2/8/2021.

Bà Lê Thủ Thuỷ, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc ngân hàng, đăng ký mua hơn 2,88 triệu cổ phiếu SSB, qua đó nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên gần 38 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 3,13% vốn điều lệ của SeABank.

Bà Lê Thu Thuỷ là con gái của nữ doanh nhân nổi tiếng Nguyễn Thị Nga. Bà Nga là người gầy dựng nên Ngân hàng SeABank và là một đại gia địa ốc và sân golf nổi tiếng bậc nhất tại Việt Nam.

Trước đó, đại hội đồng cổ đông SeABank đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ và được NHNN chấp thuận. Cũng trong kế hoạch, SeABank phát hành 23,5 triệu cổ phiếu ESOP, với tỷ lệ 1,9244% vốn điều lệ ngân hàng. Giá phát hành từ 15.000 đồng/cp đến 16.800 đồng/cp.

Tính đến hết 27/7, SSB có giá 37.200 đồng/cp. Như vậy, nếu mua ở mức giá 15.000 đồng/cp thì người được mua ESOP SeABank sẽ hưởng lợi chênh lệch giá 22.200 đồng/cp. Bà Lê Thu Thủy sẽ hưởng lợi khoảng 64 tỷ đồng.

{keywords}
Bà Lê Thu Thủy, CEO SeABank.

Hồi cuối tháng 3, SeABank chính thức đưa hơn 1,2 tỷ cổ phiếu SSB niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM - HOSE (HSX) với giá tham chiếu 16.800 đồng/cp. Ngay khi sau khi mở cửa, cổ phiếu SeABank tăng trần lên mức 20.150 đồng/cp.

Với mức giá hiện tại, SeABank có vốn hóa đạt gần 50 nghìn tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD).

Trong nửa đầu 2021, nhóm cổ phiếu ngân hàng bứt phá dữ dội, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm ngân hàng tầm trung như SHB, SSB,...

Cổ phiếu SSB của Ngân hàng SeABank có thời gian liên tục tăng trần với thanh khoản rất cao. Nguyên nhân được cho là do cơ cấu cổ đông của ngân hàng khá cô đặc, nhu cầu mua lớn với giá kịch trần trong bối cảnh thị trường đang tích cực nên các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu này, kiên quyết không bán ra.

SeABank là một trong những ngân hàng tầm trung có mức tăng trưởng mạnh nhất vài năm gần đây. 4 năm qua, lợi nhuận của nhà băng này đã tăng gấp 4,5 lần, đạt mức cao kỷ lục 1.728 tỷ đồng vào năm 2020. Vốn điều lệ cũng tăng mạnh, từ 5.465 tỷ đồng vào cuối năm 2018 lên tới hơn 12.000 tỷ đồng cuối năm 2020. 

Ngày 12/4/2018, bà Nguyễn Thị Nga rời ghế Chủ tịch SeABank sau 11 năm, trao lại quyền cho ông Lê Văn Tần. Bà lui về giữ chức vụ Phó Chủ tịch thường trực HĐQT ngân hàng này và tại vị ở BRG. Ngoài SeABank, bà Nga còn tham gia Ban quản trị/Ban điều hành tại hàng loạt doanh nghiệp trong "hệ sinh thái" BRG Group như Tập đoàn BRG, Công ty Intimex Việt Nam, Công ty TNHH Khách sạn Nhà hát, Khách sạn Thắng Lợi, CTCP Du lịch dịch vụ Hà Nội.

Thay vào đó, con gái bà là Lê Thu Thủy (1983) ngồi vào ghế Tổng giám đốc SeABank, kiêm Phó chủ tịch HĐQT.

Cuối 2018, ông Lê Hữu Báu - chồng bà Nga - cũng tung ra một khoản tiền lớn để mua gần 16,7 triệu quyền mua cổ phiếu SeABank phát hành tăng vốn. Ông đã mua số quyền nói trên từ Công ty TNHH MTV Đầu tư Phú Mỹ. Doanh nghiệp này do bà Nga là chủ sở hữu và là chủ tịch HĐTV.

Hiện tại, Công ty TNHH MTV Đầu tư Phú Mỹ là cổ đông lớn nhất tại tại SeABank với tỷ lệ sở hữu gần 6,57% (tương đương 79,3 triệu cổ phần). Bà Lê Thu Thủy nắm giữ 2,9%. Ông Lê Hữu Báu nắm giữ 4,16%.

Chỉ số chứng khoán VNN-Index ngày 28/7

Chốt phiên chiều 28/7, chỉ số VN-Index tăng 0,14 điểm lên 1.277,07 điểm. HNX-Index tăng 0,25 điểm lên 306,25 điểm. Upcom-Index tăng 0,19 điểm lên 84,96 điểm. Thanh khoản trong cả ngày đạt 15,2 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn. Riêng sàn HOSE đạt hơn 13 nghìn tỷ đồng.

Sức cầu thấp cho thấy các nhà đầu tư vẫn thận trọng khi thị trường chưa có xu hướng rõ ràng. Không ít người lo ngại tình hình dịch Covid-19 có được kiểm soát nhanh chóng hay không và tốc độ tiêm vaccine trên diện rộng sẽ được thực hiện như thế nào.

Trong nhóm VN30, cổ phiếu Vietcombank, Vingroup, Phát Đạt duy trì mức tăng khá, còn lại khá yếu và nhiều mã giảm. Cổ phiếu Vinhomes, Novaland, FPT và Thế Giới Di Động giảm khá mạnh. 

Chốt phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 0,79 điểm lên 1.277,72 điểm. HNX-Index tăng 0,15 điểm lên 306,15 điểm. Upcom-Index tăng 0,16 điểm lên 84,93 điểm. Thanh khoản đạt 8,0 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Trong nhóm ngân hàng, Vietcombank, VietinBank, MBBank và TPBank tiếp tục tăng nhẹ, trong khi đó VPBank, BIDV giảm. Nhóm bất động sản ghi nhận nhiều mã giảm như Vinhomes, Novaland, Khang Điền… Nhóm dầu khi trong khi đó tăng.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), nhiều cổ phiếu có xu hướng đi ngang.

Theo VDSC, trong phiên trước, VN-Index mặc dù tăng điểm nhưng vẫn hụt hơi khi gần chạm đường EMA 12 tại vùng 1.291,42 điểm. Hiện tại các chỉ báo như ADX, MACD vẫn chưa thể hiện xu thế tích cực để báo hiệu chỉ số Vnindex đảo chiều tăng. Như vậy, VN-Index vẫn đi ngang trong vùng 1.240-1.295 và tích lũy trong phạm vi này.

HNX-Index khđang tăng điểm nhưng vẫn nằm dưới đường EMA 12 và 36 tại vùng 308-310. Tín hiệu trung lập từ hai chỉ báo ADX và MACD cho thấy HNX-Index vẫn tiếp tục đi ngang trong vùng 290-310 và chưa có điểm nổi bật để xác nhận xu hướng rõ ràng.

Chốt phiên chiều 27/7, chỉ số VN-Index tăng 4,22 điểm lên 1.276,93 điểm. HNX-Index tăng 3,12 điểm lên 306,00 điểm. Upcom-Index tăng 0,9 điểm lên 84,77 điểm. Thanh khoản trong cả ngày đạt 21,8 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn. Riêng sàn HOSE đạt 18,5 nghìn tỷ đồng.

V. Hà