Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Quốc dân (NCB) vừa thông qua việc sẽ tăng vốn lên hơn 7.000 tỷ đồng so với mức hơn 4.000 tỷ hiện nay. Để huy động vốn, NCB chào bán 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tổng giá trị chào bán tương đương 1.500 tỷ đồng và phát hành 3.000 trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu dự kiến phát hành tương đương 3.000 tỷ đồng.

Đây được xem là bước đột phá của NCB sau chặng đường tái cơ cấu suốt những năm qua, đồng thời sẽ là động lực để thúc đẩy cổ phiếu NVB tiếp tục đi lên.

Tính từ tháng 9/2020 đến nay, cổ phiếu NCB liên tục duy trì đà tăng hơn 70% giá trị. Năm qua, giá NVB đã tăng hơn 90%, có thời điểm đạt gần 16.000 đồng/cp. NVB cũng là cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài tập trung mua dòng mạnh nhất trong hai tháng đầu năm 2021 trên HNX.

Diễn biến này đưa NVB trở thành cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong làn sóng cổ phiếu dòng “bank” trên thị trường. Theo SSI, cổ phiếu ngành ngân hàng năm 2020 đã tăng 27,6% so với đầu năm và tăng tới 73,9% so với mức đáy hồi tháng 3/2020.

Tính từ đầu năm đến nay, nhiều cổ phiếu ngân hàng Việt Nam đã có mức tăng trưởng rất cao, trên 50%. Mức tăng giá cổ phiếu bình quân của ngành ngân hàng là 15%, cao hơn mức tăng 10% của số VN-Index. Sự vượt trội của giá cổ phiếu ngân hàng đang thúc đẩy toàn bộ thị trường chứng khoán.

Tính đến 31/12/2020, NCB có tổng tài sản đạt gần 90.000 tỷ đồng, tăng 11,5% so với đầu năm 2020, lợi nhuận tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2019 đạt mức 850 tỷ đồng. Năm 2021, NCB đặt kế hoạch tổng tài sản đạt 95.000 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cuối năm 2020; huy động từ khách hàng đạt 80.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; lợi nhuận thuần đạt khoảng 1.000 tỷ đồng. 

{keywords}
Các ngân hàng đồng loạt lên kế hoạch lãi lớn trong 2021 sau khi đã ấn tượng trong năm vừa qua.

Dự báo lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết sẽ tăng trưởng 25-30% năm nay sẽ là động lực chính thúc đẩy cổ phiếu ngân hàng sôi động hơn. Trong đó đáng chú ý là nhóm còn nhiều tiềm năng tăng giá nhữ NVB, BAB hay SHB,... sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Từ một cổ phiếu trung bình trên HNX, NCB đã hiện diện trong rổ HNX30. Trong suốt quý I/2021 NCB liên tục được các quỹ đầu tư lớn trên thế giới tại Anh/Thái Lan mua ròng và thường xuyên có mặt trong top 3 các cổ phiếu mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài.

Tiết lộ từ lãnh đạo NCB cho biết, ngân hàng đã kết nối với nhiều nhà đầu tư Nhật, Singapore và sắp tới sẽ mở rộng đón các nhà đầu tư chiến lược từ trong nước.

Trong mùa ĐHCĐ năm nay, nhiều ngân hàng cũng lên kế hoạch tăng vốn như Vietcombank, MBBank, HDBank hay ACB,... Theo chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, việc các ngân hàng tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính, cải thiện các chỉ số tài chính sẽ được phản ánh và “đẩy” giá cổ phiếu của ngân hàng đó đi lên. Đó là điều dĩ nhiên, đặc biệt là với những cổ phiếu còn dưới mức tiềm năng đã tích luỹ đủ cho mình các điều kiện tăng trưởng mạnh hơn từ vùng giá thấp hiện nay.

Nhiều cổ phiếu trụ cột ngành ngân hàng được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến tích cực trong năm 2021 sau khi đã thăng hoa tăng bằng lần trong năm 2020 vừa qua.

Đa số các ngân hàng tự tin với kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng thêm vài nghìn tỷ đồng trong năm 2021.

Năm 2021, MBBank đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 25-30% so với năm 2020 lên hơn 14.600 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) thậm chí thông qua kế hoạch tăng trưởng 32% lợi nhuận trước thuế trong năm nay so với năm 2020, tương đương khoảng 5.800 tỷ đồng. OCB dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 15%, đạt 5.560 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) thông qua kế hoạch lợi nhuận 2021 lên 5.800 - 6.100 tỷ đồng.

Với những diễn biến kinh doanh tích cực trong 2020, trong thời gian gần đây cổ phiếu nhiều ngân hàng tăng mạnh. Với kế hoạch lợi nhuận 2021 khá ấn tượng, cổ phiếu ngành ngân hàng được dự báo sẽ vượt trội so với thị trường chung.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index chịu áp lực giảm và hướng về ngưỡng 1.210 điểm.

Theo BVSC, VN-Index được dự báo sẽ hồi phục tăng điểm khi lùi về kiểm định vùng hỗ trợ quanh 1.200 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Tuy vậy, sau khi để mất vùng hỗ trợ 1.217-1.225 điểm, xu hướng ngắn hạn của thị trường đang chuyển biến theo hướng không tích cực. Áp lực bán của nhà đầu tư khi kỳ nghỉ lễ dài ngày đang đến gần, cùng hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo các bộ chỉ số của HOSE-Index sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến thị trường trong những phiên còn lại của tuần.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/4, chỉ số VN-Index giảm 32,76 điểm xuống 1.215,77 điểm; HNX-Index giảm 2,95 điểm xuống 280,68 điểm. Upcom-Index giảm 0,98 điểm xuống 79,42 điểm. Thanh khoản đạt 22,1 nghìn tỷ đồng.

V. Hà