Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank (VCB) vừa bất ngờ công bố giảm lãi suất cho vay 0,5% đối với tất cả các doanh nghiệp (không chỉ bao gồm 5 lĩnh vực ưu tiên như trước đây) bắt đầu từ ngày 01/11/2019.

Đây là một mức giảm lãi suất mạnh, tương đương với 50 điểm phần trăm và trên diện rộng bởi dư nợ của tổ chức này đối với các doanh nghiệp lên tới khoảng 320 ngàn tỷ đồng (tương đương khoảng 13,7 tỷ USD).

Ngay sau Vietcombank, một loạt các ngân hàng khác cũng công bố giảm lãi suất cho vay.

Vietcombank giảm lãi suất trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đột ngột hạ trần lãi suất huy động xuống bớt 50 điểm phần trăm kể từ ngày 19/11. Theo đó, các ngân hàng sẽ phải thay đổi biểu lãi suất tiền gửi kể từ ngày 19/11.

Cùng với đó, VietinBank áp dụng mức lãi suất cao nhất cho các kỳ hạn từ 24 tháng đến trên 36 tháng chỉ còn 6,8%/năm.

Ngân hàng Hàng hải cũng giảm đến 2% cho các khách hàng mới và tới 1% cho các khách hàng hiện hữu đáp ứng điều kiện. TPBank cũng thay đổi lãi suất huy động cao nhất khi gửi tại quầy từ 8,6%/năm xuống còn 7,6%/năm.

{keywords}
Lãi chưa từng có, đại gia gây bất ngờ, đe dọa tham vọng tỷ USD

Quyết định giảm lãi suất mạnh tay khiến nhiều người lo ngại liệu các ngân hàng có bị hut bước lới nhuận ngàn tỷ trong những tháng cuối năm. 

Trong 9 tháng đầu năm 2019, Vietcombank (VCB) ghi nhận một kỷ lục lợi nhuận của chính mình và cũng là kỷ lục trong ngành: lãi 17,6 ngàn tỷ đồng. Khi đó, không ít người tin rằng Vietcombank sẽ ghi nhận mức lợi nhuận 1 tỷ USD ngay trong năm 2019. Trong năm 2019, Vietcombank đặt mục tiêu lợi nhuận 20.500 tỷ đồng và có thể là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam sẽ đạt đượ. mức lợi nhuận tỷ USD

Về việc giảm lãi suất, đại diện VCB cho rằng, việc giảm lãi suất có thể giảm khoảng 300 tỷ đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, không ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng cũng như chỉ tiêu mà cổ đông giao cho năm 2019.

Riêng với Vietcombank, ngân hàng này vừa ghi  nhận khoản tiền 400 triệu USD từ đối tác bảo hiểm FWD của Hong Kong chi trả cho thỏa thuận bancassurance. Nếu hạch toán ngay, lợi nhuận của VCB sẽ tăng vọt.

Trong khoảng 2 năm gần đây, các ngân hàng đồng loạt có kết quả kinh doanh ấn tượng trở lại. Rất nhiều ngân hàng báo lãi kỷ lục trong năm 2018, 6 tháng đầu năm 2019 và báo lãi khủng trong 9 tháng đầu năm.

Ngoài Vietcombank hé lộ lợi nhuận khủng, Agribank sau một thời gian dài tái cơ cấu đã công bố lợi nhuận tích cực trong giai đoạn chuẩn bị cổ phần hóa, bán vốn nhà nước ra bên ngoài. Trong 8 tháng, Agribank ghi nhận lợi nhuận kỷ lục: hơn 8,8 ngàn tỷ đồng, hoàn thành 80% kế hoạch năm và đã cao hơn tổng lợi nhuận 2018.

Ngân hàng TPBank cũng ghi nhận lợi nhuận 9 tháng tăng khoảng 50% so với cùng kỳ lên hơn 2,4 ngàn tỷ đồng.

Những thông tin tích cực cho thấy nhiều khả năng, các ngân hàng sẽ tiếp tục có thêm một năm bội thu cho dù tăng trưởng tín dụng được kiểm soát khá chặt chẽ. Hoạt động thu hồi nợ xấu tốt nhờ Nghị quyết 42 của Quốc hội, nợ xấu ở mức thấp cũng như hoạt động dịch vụ tốt… đã giúp các ngân hàng giảm chi phí, tăng thu nhập và qua đó ghi nhận lợi nhuận tăng cao.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), trong phiên giao dịch 19/11 chỉ số VN-Index tăng nhẹ trở lại sau phiên giảm khá mạnh liền trước. VN-Index giữ được mốc 1.000 điểm. Một số cổ phiếu blue-chips giảm điểm như Vinamilk, Vietcombank, Techcombank…

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn khá thận trọng.

Theo Rồng Việt, TTCK đã có 7 phiên liên tiếp giảm điểm và gần chạm ngưỡng 1.000 điểm đã xây dựng trước đó. VDS cho rằng sẽ có nhịp hồi phục nhẹ trong các phiên giao dịch tới nhưng mức độ thiếu an toàn cao hơn. Do đó, các nhà đầu tư có thể quan sát và có những phản ứng phù hợp như thoát vị thế hoặc có thể cơ cấu lại danh mục của mình hơn là mua vào vị thế mới

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/11, VN-Index giảm 7,12 điểm xuống 1.002,91 điểm; HNX-Index giảm 0,88 điểm xuống 105,15 điểm. Upcom-Index giảm 0,09 điểm xuống 56,91 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 200 triệu đơn vị, trị giá 4,5 ngàn tỷ đồng.

V. Hà