CTCP Sản xuất Kinh doanh XNK Bình Thạnh - Gilimex (GIL) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2021 với lợi nhuận sau thuế tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước với giải trình do doanh thu tăng và có thay đổi cơ cấu mặt hàng bán trong kỳ.

Thực tế, không chỉ Gilimex mà nhiều DN dệt may ghi nhận kết quả doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong nửa đầu năm 2021 khi mà xuất khẩu tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2020.

Tình hình xuất khẩu khởi sắc trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn trong đó có Mỹ và châu Âu hồi phục sau khi mở cửa nền kinh tế nhờ chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid trên diện rộng. Nhu cầu mua sắm quần áo, giày dép tăng mạnh khi các lệnh giãn cách xã hội được gỡ bỏ.

Riêng Gilimex, sự hồi phục đến ngay từ nửa cuối 2020. Doanh nghiệp này có kết quả vượt trội ngay cả khi ngành dệt may gặp khó khăn chung vì đại dịch Covid-19. Trong năm 2020, thu Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) năm 2020 đạt 10.352 đồng, tăng 32% so với năm trước.

Gilimex đạt được kết quả lợi nhuận cao nhờ việc bán hàng thuận lợi trên kênh thương mại điện tử Amazon bắt đầu từ trong nhiều năm qua.

Gilimex là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các đồ dùng từ vải như túi xách, ba lô… Với khách hàng lớn nhất là Amazon nên hưởng lợi từ đại dịch Covid-19 và xu hướng tiêu dùng không sử dụng túi nilon, các dây chuyền của Gilimex luôn trong tình trạng hoạt động hết công suất để đáp ứng các đơn hàng.

{keywords}
Tin chứng khoán ngày 11/8: Chơi với Mỹ, đại gia Việt bứt phá ấn tượng mùa dịch

Trong nửa đầu 2021, Gilimex tiếp tục bứt phá và là một trong những công ty ở Việt Nam phục vụ được một trong những khách hàng khó tính trên thế giới như Amazon, Ikea…

Kể từ khi hợp tác với Amazon (mặt hàng túi vải) năm 2016, doanh thu của GIL tăng trưởng rất tốt (trước 2016, doanh thu CAGR 4 năm là 6%, sau 2016 doanh thu CAGR 4 năm là 20%). Với việc thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ do dịch Covid-19 thay đổi thói quen tiêu dùng, doanh thu và lợi nhuận của GIL được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Cũng trong quý II/2021, nhiều doanh nghiệp dệt may ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận vài chục cho tới vài trăm phần trăm và có đơn hàng đến hết năm.

TNG gần đây tập trung vào khách hàng FOB khi mà các đơn hàng dịch chuyển mạnh sang Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh ở các nước khác bùng nổ dữ dội hơn. Sợi Thế Kỷ, Hanosimex và KMR đều ghi nhận doanh thu tăng trên 20%.

Vinatex (VGT) ghi nhận số lượng đơn hàng tăng mạnh trong quý II khi mà Myanmar đối mặt với khủng hoảng chính trị, còn Ấn Độ, Bangladesh trải qua đợt dịch bệnh nghiêm trọng. Nhiều đơn hàng đã chuyển qua Việt Nam. Vinatex ghi nhận lãi sau thuế trong 6 tháng đầu 2021 tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ lên hơn 590 tỷ đồng.

Mặc dù kết quả là ấn tượng và nhiều DN dệt may có đơn hàng cho tới cuối năm nhưng cũng đang đối mặt với khó khăn trong quý III do dịch bệnh bùng phát ở các tỉnh phía Nam và nhiều thành phố lớn. Các biện pháp giãn cách và chính sách “3 tại chỗ” khiến nhiều doanh nghiệp có thể chứng kiến kết quả kinh doanh thấp hơn trong quý III.

Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 11/8

Chiều 11/8, thị trường chứng khoán đảo chiều sau phiên tăng khá ấn tượng trong buổi sáng. Nhiều cổ phiếu quay đầu giảm giá sau khi đóng cửa phiên giao dịch. Tuy nhiên, thanh khoản tăng mạnh. Chốt phiên chiều 11/8, chỉ số VN-Index giảm 4,64 điểm xuống 1.357,79 điểm. HNX-Index giảm 0,63 điểm xuống 334,44 điểm. Upcom-Index tăng 1,49 điểm lên 92,01 điểm.

Thanh khoản trong cả ngày đạt 31,3 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn, thấp hơn một chút so với phiên liền trước. Riêng sàn HOSE đạt hơn 26,3 nghìn tỷ đồng.

Tới cuối giờ sáng 11/8, thị trường tăng mạnh. Chốt phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 8,14 điểm lên 1.370,57 điểm. HNX-Index tăng 2,21 điểm lên 337,28 điểm. Upcom-Index tăng 1,71 điểm lên 92,24 điểm. Thanh khoản đạt 16,2 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), giá cổ phiếu tiếp tục tăng. Chỉ số VN-Index nhích nhẹ lên trên ngưỡng 1.365 điểm. Các cổ phiếu dầu khí tăng mạnh sau khi giá dầu tăng đêm qua khi Mỹ thông qua gói chi tiêu 1.000 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng. GAS tăng 2.200 đồng lên 98.200 đồng/cp.

{keywords}
VN-Index tiến tới ngưỡng 1.370 điểm.

Nhiều cổ phiếu ngân hàng tăng giá sau một phiên chùng lại đêm qua. Vietcombank tăng 900 đồng lên 99.900 đồng/cp. Cổ phiếu Masan cũng tăng mạnh, thêm 1.000 đồng lên 139.500 đồng/cp. Thế Giới Di Động tăng vọt 4.100 đồng lên 178.000 đồng/cp. Vinamilk cũng tăng ấn tượng thêm 1.300 đồng lên 90.700 đồng/cp.

Theo MBS, thị trường tiếp tục tăng điểm nhờ sự hỗ trợ của dòng tiền lớn để mở rộng sóng tăng từ đầu tháng 8 cho tới nay. Tuy vậy, áp lực bán ở vùng 1.370 điểm đã kìm hãm đà tăng trong phiên hôm nay. Do vậy, thị trường nhiều khả năng sẽ gặp rung lắc mạnh ở vùng từ 1.370 điểm đến 1.400 điểm trong những phiên sắp tới.

Chốt phiên chiều 10/8, chỉ số VN-Index tăng 2,57 điểm lên 1.362,43 điểm. HNX-Index tăng 4,4 điểm lên 335,08 điểm. Upcom-Index tăng 1,14 điểm lên 90,53 điểm. Thanh khoản trong cả ngày đạt 28,7 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn, thấp hơn một chút so với phiên liền trước. Riêng sàn HOSE đạt hơn 23 nghìn tỷ đồng.

V. Hà

Đề xuất đặc biệt cho 'đại bàng' Mỹ bay chuyên cơ khảo sát dự án hàng tỷ USD

Đề xuất đặc biệt cho 'đại bàng' Mỹ bay chuyên cơ khảo sát dự án hàng tỷ USD

Các trường hợp nhập cảnh đặc biệt như có chuyên cơ chở nhóm khảo sát cho các dự án đầu tư hàng tỷ USD thì cần có quy định phòng dịch đặc thù, phù hợp chủ trương dọn tổ đón "đại bàng" của Chính phủ.