Kỷ lục 1 năm vượt khó

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012-2018. Sản xuất công nghiệp tăng trên 9,8% vượt 0,8% và vươn lên trở thành lĩnh vực dẫn dắt tăng trưởng chung của toàn ngành với mức tăng trưởng trên 12%.

Đặc biệt, 2018 là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam có xuất siêu. Cán cân thương mại đạt thặng dư 7,2 tỉ USD, mức cao kỷ lục. Điều đó đóng vai trò to lớn, góp phần vào tăng trưởng GDP, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát.

Cũng trong năm qua, nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì và củng cố. Lạm phát được kiểm soát dưới 3,6%, lạm phát cơ bản duy trì ổn định dưới 1,5%. Các cân đối lớn của nền kinh tế đảm bảo, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư cao, nợ công và cân đối ngân sách được kiểm soát đảm bảo các mục tiêu Quốc hội đề ra.

{keywords}
 

Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, những kết quả phát triển kinh tế năm 2018 với 9 chỉ tiêu vượt kế hoạch có sự đóng góp lớn của ngành công thương. 

Điều này càng trở nên quan trọng khi 2018 kinh tế Việt Nam luôn phải đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Xung đột xảy ra trên toàn thế giới, kinh tế thế giới dự báo phục hồi nhanh hơn nhưng vẫn còn nhiều rủi ro; sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động nhiều mặt đến nước ta. Ở trong nước, nhưng những tồn tại, bất cập nội tại của nền kinh tế tiếp tục bộc lộ rõ nét. Cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm; năng suất lao động, năng lực cạnh tranh chưa cao. Dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ hạn hẹp trong khi nhu cầu nguồn lực cho đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh rất lớn.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, bão lũ, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan tiếp tục diễn biến phức tạp.

Kỷ luật, kỷ cương hành chính nhiều nơi còn chưa nghiêm, bộ máy còn cồng kềnh, kém hiệu quả, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế; ô nhiễm môi trường…

Chính vì thế, kết quả này là một thành tích vượt khó như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận “Với thành công liên tiếp 3 năm qua, Chính phủ tin toàn ngành Công Thương chỉ tiến không lùi. Năm 2018 tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% có sự đóng góp lớn của Bộ Công Thương. Điều đó nói lên toàn ngành đã tổ chức triển khai công việc hiệu quả, lời nói hành động đi liền nhau. Nhiều việc quyết liệt, hiệu quả thực sự”.

2019: Đôt phá lập kỷ lục mới

Mục tiêu năm 2019 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

2019 là năm mà tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng chậm lại và tác động của căng thẳng thương mại là hiện hữu, xu hướng bảo hộ thương mại và căng thẳng địa chính trị chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro.

Ở trong nước, những tồn tại, bất cập nội tại của nền kinh tế tuy bước đầu được giải quyết nhưng vẫn cần nhiều thời gian để khắc phục. Cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh đã có nhiều chuyển biến rõ nét nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu…

Trong bối cảnh này, chúng ta phải tận lực tận dụng được các cơ hội để có thể bứt phá, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là về công nghệ, kỹ thuật. Do đó, chúng ta cần phải kiên định mục tiêu, chuẩn bị tốt mọi điều kiện để đón nhận có chọn lọc và đẩy mạnh sự kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

{keywords}
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu của chúng ta là phải làm sao gia tăng tốc độ bứt phá của tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và tiến trình thực hiện 3 đột phá chiến lược...

Bên cạnh đó, nhanh chóng hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới kết nối đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo gắn liền với ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển các mô hình sản xuất thông minh, đô thị thông minh, tăng trưởng xanh, năng lượng sạch, tăng khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Phải cải thiện bứt phá hiệu quả quản trị nhà nước gắn liền với xây dựng bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ở mọi cấp, mọi ngành, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. 

Năm 2019, Bộ Công Thương được giao chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7 - 8% so với năm 2018; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%.

Theo đó, Bộ Công Thương sẽ chú trọng triển khai nhiều biện pháp, giải pháp quan trọng nhằm phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã xác định, Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền và tổ chức triển khai tận dụng tốt các cam kết hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt là CPTPP để thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu.

Bộ Công Thương khẳng định sẽ chú trọng cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý và cải cách bộ máy tổ chức quản lý nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh để huy động nguồn lực cho sản xuất. Chú trọng tạo nguồn hàng có chất lượng cho sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị trường nhập khẩu.

Đồng thời, tăng cường các biện pháp tháo gỡ rào cản, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu đặc biệt là nông, thủy sản thâm nhập vào các thị trường mới. Đổi mới, đẩy mạnh hiệu quả triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức xúc tiến thương mại Chính phủ Trung ương và địa phương, các tổ chức xúc tiến thương mại phi Chính phủ… dồn sức cho việc hoàn thành những chỉ tiêu đặt ra, xác lập những kỷ lục mới cho 1 năm kinh tế phát triển tươi sáng hơn.

Trần Lam