Lương cán bộ, công chức thấp, ai cũng thấy điều đó. Cho nên, Chính phủ đã nỗ lực cải cách tiền lương, nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức dù ngân sách còn rất eo hẹp. Các cơ quan của Quốc hội cũng ủng hộ chủ trương này, nhưng bổ sung thêm một số góc nhìn riêng.

Lộ trình tăng lương những năm tới cho hàng triệu công chức

Từ 1/1/2019: Tăng lương tối thiểu cho hàng triệu lao động

Mỗi năm cán bộ đều được tăng lương 7%

Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đề xuất từ 1/7/2019 sẽ điều chỉnh lương cơ sở tăng thêm 100 nghìn đồng, từ 1,39 triệu lên 1,49 triệu đồng/tháng.

Việc tăng lương mỗi năm khoảng 7% này được thực hiện theo đúng lộ trình đã được Quốc hội quyết định trong kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức.

{keywords}
Cải cách tiền lương cho cán bộ công chức là nhiệm vụ quan trọng đi kèm với tinh giản biên chế.

Với hơn 2 triệu viên chức và trên 270 nghìn công chức, việc chi lương cho cán bộ chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu chi thường xuyên hàng năm. Chi thường xuyên thường đối mặt với những chỉ trích vì quá nhiều, mỗi năm lên đến gần triệu tỷ đồng, chiếm khoảng trên 70% tổng chi. Số ít ỏi còn lại dành chi cho đầu tư.

Những năm gần đây, chi thường xuyên đã giảm nhẹ, tạo điều kiện tăng chi cho đầu tư, dù con số còn rất khiêm tốn.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, việc bố trí tăng lương cơ sở năm 2019 cao hơn so với các năm gần đây (tăng thêm 10.000 đồng so với mức tăng của năm 2017 - 2018 - PV) sẽ tạo áp lực và khó khăn hơn để giảm chi thường xuyên theo các Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội.

Dù đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc tăng lương cho cán bộ, nhưng khi thẩm tra về sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng: Việc tăng lương còn chưa đi đôi với tinh giản biên chế mạnh mẽ và giảm chi đối với khu vực sự nghiệp công lập. Điều đó sẽ dẫn đến khó tỷ trọng giảm chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước.

“Việc điều chỉnh tiền lương cần đặt trong một tổng thể cân đối ngân sách nhà nước bền vững và chắc chắn, không nên tăng lương bằng mọi giá, có thể dẫn đến nguy cơ làm thay đổi bản chất của ngân sách nhà nước: từ ngân sách phát triển chuyển thành ngân sách nặng chi cho tiêu dùng, gây áp lực lớn cho cân đối ngân sách các năm tiếp theo”, Ủy ban Tài chính ngân sách cảnh báo. 

Thực tế, theo số liệu của Chính phủ, sau 3 năm, việc tinh giản biên chế còn thấp so với mức tối thiểu 10% đến năm 2021. Tổng số đối tượng được giải quyết tinh giản biên chế trong 2 năm 2015 và 2016 là 17.694 người.

Đó là chưa kể tình trạng biên chế vượt chỉ tiêu. Theo tài liệu của Kiểm toán Nhà nước tại Hội nghị quốc tế về tài chính công tại Việt Nam ngày 17/8/2018 tại Hà Nội, tình trạng tăng biên chế xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, gây áp lực cho chi ngân sách nhà nước.

Kết quả kiểm toán năm 2017 cho thấy, một số Bộ, ngành, địa phương giao biên chế công chức vượt chỉ tiêu Bộ Nội vụ giao tới hơn 5.000 người; sử dụng lao động thực tế trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập vượt quy định hơn 63 nghìn người. Điều đó làm tăng chi ngân sách 859 tỷ đồng.

Ngoài ra, một số đơn vị được chọn mẫu kiểm toán có số lượng cấp phó của người đứng đầu các sở, ban, ngành vượt so với quy định; giữ chức danh hàm và hưởng phụ cấp hàm không có trong quy định của Nhà nước.

{keywords}
cán bộ cấp xã, thôn cũng lên tới hơn 1 triệu người.

Tự chủ nhưng vẫn dựa vào "bầu sữa" ngân sách

Nhắc đến việc tăng lương cán bộ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trong báo cáo Thẩm tra đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, lưu ý: Việc đổi mới khu vực sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ  và thực hiện tinh giản biên chế còn chậm. Hầu hết các lĩnh vực sự nghiệp công chi thường xuyên vẫn bao cấp.

Đoàn giám sát của Quốc hội từng chỉ rõ: Trong số hơn 30 nghìn đơn vị sự nghiệp công lập thì chỉ có hơn 1.000 là tự chủ được chi phí hoạt động, còn lại vẫn do ngân sách đảm bảo một phần hay toàn bộ.

Nhắc đến chuyện này, Ủy ban Tài chính ngân sách cũng cho rằng: Điều này dẫn đến ngân sách nhà nước vẫn còn phải bao cấp hầu hết chi đầu tư và nhiều khoản chi thường xuyên cho nhiều đơn vị sự nghiệp công lập ở cả trung ương và địa phương.

{keywords}
Số cán bộ làm ở đơn vị sự nghiệp công lập rất lớn.

Góp ý cho dự toán ngân sách 2019, Kiểm toán Nhà nước cũng nhấn mạnh con số chi thường xuyên.

Cơ quan này đánh giá: Chi thường xuyên (chưa bao gồm dự kiến chi cải cách tiền lương, tinh giảm biên chế) khoảng 999,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với dự toán 2018. Nếu tính cả dự kiến chi cải cách tiền lương và tinh giảm biên chế, chi thường xuyên là hơn 1 triệu tỷ đồng, chiếm 63,8% tổng chi ngân sách, phù hợp với định hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống dưới 64% theo Kế hoạch tài chính - ngân sách 5 năm 2016-2020 .

Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cho rằng cần rà soát lại các khoản chi và cắt giảm những nhiệm vụ không cần thiết, tập trung đẩy mạnh sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công theo các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6, Trung ương 7 để giảm chi thường xuyên và tăng chi đầu tư phát triển, đặc biệt là các công trình trọng điểm, công trình quan trọng quốc gia, cấp thiết và vùng đặc biệt khó khăn.

Lương Bằng

Lộ trình tăng lương những năm tới cho hàng triệu công chức

Lộ trình tăng lương những năm tới cho hàng triệu công chức

Nghị quyết 107/NQ-CP (về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương) có hiệu lực từ 16-8-2018 đã đưa ra lộ trình điều chỉnh lương đối với cán bộ, công chức, viên chức…