Ngày 28/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Công nghiệp 4.0: Ngân hàng đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt

Thông tư này hướng dẫn Nghị định 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới và thay thế Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/6/2004 về việc ban hành quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc.

Cơ chế thanh toán biên mậu Việt Nam – Trung Quốc đã được triển khai thực hiện từ năm 2004 trên cơ sở quy định tại Quyết định 689, góp phần thúc đẩy thương mại giữa hai nước. Ngày 23/1/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Nghị định 14 quy định nhiều nội dung như: bổ sung đối tượng, phạm vi điều chỉnh; quy định cụ thể hơn các hình thức thương mại giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc bao gồm: mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân; mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới; mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới. Đồng thời Nghị định 14 cũng giao trách nhiệm cho NHNN về việc hướng dẫn triển khai thực hiện về thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới.

Do đó, việc ban hành Thông tư số 19/2018/TT-NHNN là cần thiết để khắc phục những vướng mắc, bất cập tại Quyết định 689 và hướng dẫn thực hiện Nghị định 14 của Chính phủ. Ngoài ra, việc ban hành Thông tư 19 nhằm mục tiêu thúc đẩy thanh toán biên mậu, tạo thuận lợi cho người dân hai nước trong việc giao thương, thực hiện tốt hơn việc quản lý nhà nước về ngoại hối áp dụng cho 7 tỉnh có chung đường biên giới với Việt Nam và tạo sự đồng bộ với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối hiện nay.

Những điểm mới của Thông tư 19 tập trung vào một số vấn đề như:

          1. Quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng phù hợp với phạm vi hoạt động TMBG tại Nghị định 14

Tại Điều 1, Điều 2 Nghị định 14 phạm vi và đối tượng hoạt động TMBG Việt – Trung ngoài hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ qua biên giới của thương nhân còn bao gồm cả hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại các khu vực chợ biên giới. Vì vậy, Thông tư 19 đã bổ sung phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng để đảm bảo đầy đủ, phù hợp với quy định tại Nghị định 14, đồng thời đảm bảo yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán bằng đồng bản tệ đối với tất cả các chủ thể có tham gia hoạt động TMBG.

2. Quy định các phương thức thanh toán trong TMBG phù hợp với từng hoạt động TMBG quy định tại Nghị định 14

Điều 4 Nghị định 14 quy định ba phương thức thanh toán gồm thanh toán qua ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt (bù trừ hàng hóa; thông qua tài khoản) và thanh toán bằng tiền mặt. Do đó, Thông tư 19 đã có quy định hướng dẫn cụ thể ba phương thức thanh toán trong TMBG Việt – Trung nêu trên áp dụng đối với từng hoạt động TMBG, bao gồm: (i) Thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ qua biên giới VN-TQ của thương nhân; (ii) Thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới và tại chợ biên giới.

3. Quy định về cơ chế ủy thác thanh toán bằng đồng CNY giữa các ngân hàng được phép và hoạt động thanh toán bằng đồng CNY trong hệ thông ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới

Theo Hiệp định thanh toán giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc và theo quy định tại Quyết định 689, việc thanh toán bằng đồng CNY chỉ được thực hiện qua các ngân hàng tại khu vực biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Việt – Trung.  Trong thực tiễn đã phát sinh trường hợp các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam không có chi nhánh ngân hàng biên giới có nhu cầu cung cấp dịch vụ thanh toán bằng CNY cho một số doanh nghiệp trong nội địa có hoạt động thương mại biên giới; hoặc trường hợp ngân hàng được phép trong nội địa có chi nhánh ngân hàng biên giới không thể thực hiện việc cung cấp dịch vụ thanh toán bằng đồng CNY cho khách hàng.

Do đó, Thông tư 19 đã bổ sung quy định về hoạt động ủy thác thanh toán bằng đồng CNY giữa các ngân hàng được phép và hoạt động thanh toán bằng đồng CNY trong hệ thông ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới.

Ngoài các nội dung nêu trên, dự thảo Thông tư cũng quy định một số hoạt động ngoại hối khác như  hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt; và quy định cụ thể trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới, ngân hàng được phép cũng như của cá nhân, thương nhân và tổ chức khác nhằm giám sát, quản lý chặt chẽ, có hiệu quả đối với hoạt động quản lý ngoại hối trong thương mại biên giới Việt - Trung.

Những thay đổi trong chính sách thanh toán đối với hoạt động TMBG tại Thông tư 19 nêu trên sẽ góp phần hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối và thúc đẩy hoạt động TMBG Việt Nam – Trung Quốc, góp phần thực thi chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hạn chế buôn lậu, gian lận thương mại...

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2018./.

Anh Tuấn

Vũ khí giấu kín của Trung Quốc: Bước ngoặt thế kỷ khiến Mỹ giật mình

Vũ khí giấu kín của Trung Quốc: Bước ngoặt thế kỷ khiến Mỹ giật mình

Chưa bao giờ những thách thức từ Trung Quốc đối với Mỹ, Nhật lại lớn như bây giờ. Những bước tiến của Trung Quốc khiến cả thế giới, nhất là cường quốc hàng đầu Mỹ của Donald Trump, phải giật mình hoảng sợ.

'Công điện khẩn' nghỉ làm cổ vũ U23, thắng Hàn Quốc sếp thưởng tiền tươi

'Công điện khẩn' nghỉ làm cổ vũ U23, thắng Hàn Quốc sếp thưởng tiền tươi

Một số công ty đã quyết định cho cán bộ công nhân nghỉ làm để cổ vũ đội Olympic Việt Nam trong trận đấu với Hàn Quốc vào ngày 29/8, thậm chí thưởng cho nhân viên nếu tuyển Việt Nam thắng trong trận bán kết.

Nhà cựu Thứ trưởng Kim Thoa: Về hưu thu tiền đều, triệu USD đút túi

Nhà cựu Thứ trưởng Kim Thoa: Về hưu thu tiền đều, triệu USD đút túi

Sau những biến cố, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thị Kim Thoa nghỉ hưu và thu tiền đều triệu USD. Các doanh nghiệp ổn định và cổ phiếu tăng trở lại.

Giàu hơn cả Bầu Đức, Trương Gia Bình: Đại gia này vừa nhận quả đắng bẽ bàng

Giàu hơn cả Bầu Đức, Trương Gia Bình: Đại gia này vừa nhận quả đắng bẽ bàng

Túi tiền của cựu diễn viên Nguyễn Ảnh Nhượng Tống tiếp tục bốc hơi, cả ngàn tỷ đồng. Cổ đông lớn bán lỗ thảm hại.

Quang Hải - Công Phượng thăng hoa, Bầu Đức - Bầu Hiển lầm lũi lo ngàn tỷ

Quang Hải - Công Phượng thăng hoa, Bầu Đức - Bầu Hiển lầm lũi lo ngàn tỷ

Tham vọng lớn mang đến cho ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) nhiều kỳ tích nhưng cũng lắm gian nan thất bại, trong khi Bầu Hiển lặng lẽ với những dự án ngàn tỷ tâm huyết nhưng cũng đầy chông gai.

Tỷ phú 'tàn đời' vì trái ý quan chức: Hàn vi cơ cực đến thành công tột đỉnh

Tỷ phú 'tàn đời' vì trái ý quan chức: Hàn vi cơ cực đến thành công tột đỉnh

“Sông có khúc người có lúc”, qua cuộc đời tỷ phú Nguyễn Tấn Đời, người ta thấy những của cải vật chất tiền bạc trong đời người chỉ là phù du, chỉ còn lại những kinh nghiệm sống cho hậu thế.