Một năm tồi tệ

Thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới vừa trải qua một năm tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008 với những biến động khôn lường, ảnh hưởng từ căng thẳng địa chính trị, xung đột thương mại, khủng hoảng nội bộ và giá dầu giảm.

Điển hình của sự biến động là Venezuela khi phải trải qua một đợt khủng hoảng chưa từng có. Nền kinh tế Nam Mỹ này sở hữu trữ lượng dầu lửa khổng lồ và là thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) .

Trong năm 2018, TTCK Venezuela diễn biến xấu nhất thế giới với mức giảm gần 95% trong bối cảnh tổng thống Nicolas Maduro vật lộn tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ: chính phủ thiếu tiền, lạm phát phi mã lên tới hơn 1 triệu phần trăm cho cả năm,...

{keywords}
Lạm phát tại Venezuela được đánh giá cả triệu phần trăm trong năm 2018.

Hàng loạt phóng sự và clip trên mạng cho thấy, người dân Venezuela đang trong tình trạng thiếu thốn lương thực, thực phẩm, thuốc men,...Không ít người phải bới rác tìm đồ ăn và nhiều người đổ xô di tản sang nước khác.

Theo số liệu từ Quốc hội do phe đối lập kiểm soát của Venezuela, tốc độ lạm phát hàng năm ở nước này lên tới vài chục ngàn phần trăm. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng lạm phát tại Venezuela năm 2018 đạt khoảng 1.000.000%, mức lạm phát kỷ lục mọi thời đại của một quốc gia.

Còn theo tính toán của Trading Economics, lạm phát của Venezuela tính tới tháng 11/2018 tăng 1,3 triệu phần trăm so với cùng kỳ năm trước đó. 

Ngay từ hồi đầu năm 2018, Venezuela đã tuyên bố tỷ giá hối đoái chính thức mất hơn 99%. Tỷ giá USD/bolivar tăng vọt trong vài tuần từ mức trợ giá 10 bolivar đổi 1 USD lên 25.000 bolivar đổi 1 USD. Venezuela thậm chí phải phát hành tiền ảo như một giải pháp để chống lạm phát.

Đầu tháng 8/2018, Tổng thống Nicolas Maduro tuyên bố loại bỏ 5 số 0 trên đồng tiền cũng với mục tiêu để chống tình trạng siêu lạm phát, vốn kéo dài từ trước năm 2014.

Rất nhiều biện pháp cải cách tiện tệ bao gồm phát hành tiền ảo, xóa bớt các số 0 trên đồng tiền cũng như neo buộc đồng bolivar vào đồng tiền ảo đã được đưa ra nhưng tình hình lạm phát tại đất nước này trong năm 2018 vừa qua vẫn không hề thuyên giảm.

Tốc độ lạm phát lớn khiến người dân nước này gần như không thể có đủ tiền mặt để tiêu, doanh nghiệp người dân không có tiền để sản xuất. Hàng hoá thiếu, trong khi tiền lương tháng của người Venezuela quá thấp. Nhiều người Venezuela đã bỏ sang các quốc gia láng giềng để kiếm sống. 

{keywords}
Người dân Venezuela phải nhặt rác kiếm sống.

Tình trạng bi đát của Venezuela đã kéo dài nhiều năm, nhưng những khó khăn thực sự của Venezuela bắt đầu từ cuối năm 2017, khi mà nước này vỡ nợ, không thể thanh toán cho các khoản nợ trái phiếu quốc tế quá hạn và đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng.

Cuộc khủng hoảng nguy hiểm

Theo Bloomberg, tổng các khoản nợ của hãng dầu mỏ quốc doanh - PDVSA - trong năm 2018 còn 34,6 tỷ USD và tổ chức này đã mất khả năng thanh toán gần như toàn bộ sau khi sản lượng dầu của nước này rới xuống mức thấp nhất 70 năm vì khủng hoảng kinh tế.

Hãng dầu mỏ quốc gia Venezuela PDVSA đã không trả lãi cho các loại trái phiếu vay nợ kể từ cuối 2017, tổng khoản nợ lãi của DPVSA và chính phủ Venezuela đã lên tới khoảng 8 tỷ USD.

Trong vài thập kỷ qua, nền kinh tế Venezuela không có nguồn thu nhập đáng kể nào ngoài xuất khẩu dầu mỏ. Nhưng nguồn thu này đã giảm mạnh trong vài năm gần đây do giá dầu và sản lượng giảm. Chính phủ nước này từ nhiều năm nay đã không thể cung cấp đủ lương thực và thuốc men cho người dân. 

{keywords}
Đồng tiền mất giá trị. Cả một chồng tiền mới mua nổi một quả chuối

Trên Bloomberg, Venezuela đổ lỗi cho những lệnh cấm vận của Mỹ đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này. Chính phủ Venezuela cáo buộc Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp các lệnh trừng phạt tài chính lên Venezuela và PDVSA, cấm các ngân hàng Mỹ giao dịch hoặc đầu tư vào trái phiếu phát hành mới của Venezuela.

Nhưng những người chỉ trích cũng thừa nhận, chính sự quản lý nền kinh tế yếu kém và một bộ máy làm việc không hiệu quả đã gây ra cuộc khủng hoảng này.

Trước đó, nhiều cáo buộc cho rằng, không phải sự suy giảm của giá dầu gây ra tình trạng lạm phát phi mã tại Venezuela. Năm 2014, khi giá dầu lao dốc và nguồn thu từ dầu lửa giảm sút, đây cũng là lúc Venezuela lộ ra sai lầm trong các chính sách trợ cấp, kiểm soát giá và kiểm soát tỷ giá ngặt nghèo. 

Trước khi giá dầu sụt giảm cuối năm 2014, nền kinh tế Venezuela cũng đã trải qua 3 quý tăng trưởng âm liên tiếp, trong khi mức lương bình quân đã giảm 80%.

{keywords}
Ông Nicolas Maduro

Thực tế cũng cho thấy, 3 trong số các nước có TTCK tăng trưởng mạnh nhất thế giới năm 2018 là các nước xuất khẩu dầu mỏ. Chứng khoán Qatar tăng gần 21% (một quốc gia là thành viên của OPEC trong hơn nửa thập kỷ), chứng khoán Tiêu các vương quốc Arab thống nhất UAE tăng gần 12%, trong khi Saudi Arabia tăng gần 9%. 

Ngoài các khoản nợ trái phiếu mà chưa thể trả nợ lãi và gốc, Venezuela còn nợ tiền Trung Quốc, Nga, các hãng cung cấp dịch vụ dầu mỏ, các hãng hàng không Mỹ và nhiều tổ chức khác. Nước này có thể sẽ trở nên khó khăn hơn nếu các nhà đầu tư gây áp lực và lấy nốt các nguồn thu từ dầu.

Ông Nicolas Maduro giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Venezuela hôm 20/5/2018 với hơn 67% phiếu bầu và bước vào nhiệm kỳ thứ hai. Song, nước này đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng khi Chủ tịch của Quốc hội Juan Guaido - do phe đối lập kiểm soát - tự tuyên bố nắm quyền điều hành đất nước với tư cách là "Tổng thống lâm thời".

M. Hà