Nhân viên ngân hàng nói chung chỉ nên làm tới năm 30 tuổi và sau đó chuyển việc bởi lúc này bạn đã tích lũy cho mình được vốn kiến thức nền tảng đủ lớn để có thể tự lập nghiệp.

Có rất nhiều lý do để bất kỳ ai cũng ao ước có được một công việc trong ngân hàng bằng mọi giá dù nó có gây mệt mỏi và vắt kiệt sức của bạn tới mức nào.

Tuy nhiên hãy chắc chắn rằng bạn chỉ nên làm công việc này cho tới khi 30 tuổi.

Vậy rốt cuộc tại sao sau 30 tuổi, nhân viên ngân hàng nên chuyển việc?

Trong trường hợp của Rahul Parekh – một cựu sinh viên Đại học Cambride và đồng thời là cựu Giám đốc mảng kinh doanh vốn phái sinh của ngân hàng Goldman Sachs, anh tâm sự: “Đã từ rất lâu rồi tôi cảm thấy hứng thú với lĩnh vực thực phẩm.

{keywords}


Chỉ là lúc đó, tôi chưa đủ nguồn lực để làm bất cứ điều gì và sau khi một đồng nghiệp giới thiệu một vườn ươm khởi nghiệp, tôi mới có thể hiện thực hóa ước mơ của mình”.

Parekh đã dành 7 năm để làm tại ngân hàng Goldman Sachs trước khi bỏ việc để thành lập nên công ty khởi nghiệp EatFirst – một hãng vận chuyển thức ăn có lợi cho sức khỏe hoạt động tại London (Anh) và Berlin (Đức).

Đối với Michael Leong - một cựu quản lý đối ngoại tại Bank of America – người cũng đã nghỉ việc vào tháng 9/2013 sau 8 năm làm việc cho ngân hàng này thì chia sẻ rằng: “Tôi đã phải làm việc nhiều giờ liền và đầu lúc nào cũng chỉ muốn nổ tung.

Tôi đến văn phòng lúc 7h30 sáng, rời khỏi đây lúc 7h30 tối và thời gian còn lại thì lúc nào cũng cắm mặt vào chiếc BlackBerry. Tôi thậm chí không có thời gian để chạy bộ và cảm thấy buồn chán.

Khi rời văn phòng, tôi hoàn toàn không cảm thấy hài lòng với công việc dù là khi đã giúp khách hàng giải quyết ổn thỏa, tôi chỉ coi đó như bất kỳ giao dịch nào khác”.

Một cựu nhân viên ngân hàng Goldman Sachs khác (người này là nữ giới), cũng đã rời công ty sau 7 năm làm việc vào năm 2012 nói rằng trở thành Phó chủ tịch (VP) tại Goldman Sachs là một vị trí nguy hiểm.

“Với mỗi 100 nhân viên phân tích được tuyển về, sẽ có khoảng 75 người trở thành nhân viên thường, 40 người thành VP và khoảng 5 – 10 người thành MD (Tổng giám đốc) nên rất khó để có thể phát triển hơn nữa.

Thường thì các ngân hàng sẽ thiết kế cấu trúc khuyến khích các nhân sự ở vị trí VP sớm... nghỉ việc.

Có quá nhiều người có cùng xuất phát điểm nhưng vị trí cấp trên lại không nhiều – lẽ dĩ nhiên các ngân hàng phải loại dần các VP”.

7 năm trong lĩnh vực ngân hàng cũng là khi sự nghiệp chính trị của bạn được nâng lên một tầm cao mới.

“Tại vị trí VP, bạn cần tập trung nhiều hơn vào chính trị”, theo một cựu nữ nhân viên kinh doanh của ngân hàng Morgan Stanley.

“Bạn cần tập trung quan sát nhiều hơn với những gì đang diễn ra trong cấu trúc quản lý của công ty và cũng cần dành nhiều thời gian hơn để giải quyết những vấn đề bên ngoài thay vì thỏa thuận và mang lại những hợp đồng mới”.

Cựu nhân viên của ngân hàng Goldman cũng thừa nhận rằng: “Trở thành một VP hay MD là một công việc khó nhằn về mặt chính trị.

Rất nhiều cấp dưới đang cố léo lên vị trí này còn những người trên bạn lại không muốn vị trí của họ bị lung lay. Bạn bị mắc kẹt ở thế giằng co giữa 2 bên”.

Cuối cùng, Leong cũng chia sẻ rằng VP tại các ngân hàng thực chất không phải là vị trí quá quan trọng. Khi một người nghỉ việc không đồng nghĩa với việc những người còn lại sẽ phải làm nhiều hơn.

Bản thân Leong nói rằng anh luôn phải làm gấp đôi số lượng công việc thực tế nhưng lại không nhận được sự khích lệ hay đánh giá cao nào cho nỗ lực đó. Việc này được xem như lẽ thường tình trong môi trường ngân hàng.

Dẫu vậy, trong nhiều trường hợp các ngân hàng không muốn tất cả các VP của họ nghỉ việc.

Parekh nói rằng Goldman đã tìm mọi cách thuyết phục anh ấy ở lại.

“Khi tôi rời đi, họ cố níu giữ. Tôi nói rõ ràng rằng mình không nghỉ việc vì cảm thấy không hài lòng, tôi rất hạnh phúc ở vị trí công việc của mình – nơi đã giúp tôi có nhiều kiến thức về quản lý và điều hành một công ty.

Tôi rời đi vì thật sự bị hấp dẫn bởi những cơ hội bên ngoài để khởi nghiệp kinh doanh - nơi có một tiềm năng vô cùng lớn. Đây giống như một bước tiến tự nhiên trong sự nghiệp của tôi mà thôi”.

Parekh hiện tại đang điều hành hoạt động kinh doanh khá tốt và thậm chí công ty của anh còn phục vụ cho cả những đồng nghiệp cũ ở ngân hàng. “Nhân viên của Goldman là những khách hàng sộp”, anh nói.

Trong khi đó, Leong đang chuẩn bị thành lập doanh nghiệp đào tạo lao động của riêng mình còn 2 cựu nữ nhân viên kinh doanh kể trên cũng đang là doanh nhân.

2 vị này có gợi ý rằng mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn khi rời ngân hàng: “Có nhiều cơ hội hơn tại những công ty công nghệ và quỹ tư nhân”.

Nói chung, ngoài điều kiện làm việc trong môi trường quá khắc nghiệt, nó có thể tàn phá sức khỏe của bạn thì lý do chính mà Parekh khuyên những nhân viên ngân hàng nói chung chỉ nên làm tới năm 30 tuổi và sau đó chuyển việc là bởi lúc này bạn đã tích lũy cho mình được vốn kiến thức nền tảng đủ lớn để có thể tự lập nghiệp.

Ở bên ngoài đang có rất nhiều cơ hội chờ đón bạn!

(Theo CafeBiz/TTVN)