CTCP Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 với một kết quả rất ấn tượng, lợi nhuận đạt gần 50 nghìn tỷ đồng - một con số chưa từng có trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo đó, Vinhomes ghi nhận lợi nhuận trước thuế trong năm 2021 ở mức gần 48,5 nghìn tỷ đồng (khoảng 2,1 tỷ USD), tăng 33% so với năm trước đó. Lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt hơn 39 nghìn tỷ đồng, tăng 43%.

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) trong năm 2021 đạt 9.060 đồng, một con số hiếm có đối với một doanh nghiệp lớn như Vinhomes.

Trong năm 2021, Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt gần 85,1 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2020. Tổng tài sản đạt hơn 230 nghìn tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt gần 132 nghìn tỷ đồng, đều tăng so với năm trước đó.

Với mức lợi nhuận nói trên, Vinhomes là quán quân trên thị trường chứng khoán.

Trước đó, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cũng đã báo báo kết quả kinh doanh 2021 với lợi nhuận đạt hơn 34,5 nghìn tỷ đồng (1,5 tỷ USD), vượt 92% kế hoạch năm và tăng gần 1,6 lần so với năm trước. HPG đứng vị trí thứ 2 về lợi nhuận trên sàn chứng khoán.

Hòa Phát ghi nhận doanh thu gần 151 nghìn tỷ đồng, tăng 65% so với 2020.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố lợi nhuận trước thuế cả năm đạt gần 23,3 nghìn tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD), tăng 47% so với năm 2020. Đây cũng là ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam cán mốc lợi nhuận trước thuế 1 tỷ USD.

Ngay sau đó, VPBank cũng ghi nhận lợi nhuận tỷ USD lần đầu trong năm 2021 và lập kỷ lục mới của ngành ngân hàng, vượt qua cả Vietcombank. Theo đó, VPBank ghi báo cáo lợi nhuận trước thuế riêng lẻ cả năm 2021 đạt tới gần 38 nghìn tỷ đồng, cao gấp 4 lần năm trước đó nhờ thương vụ bán 50% vốn tại FE Credit.

Hoạt động đầu tư và thoái vốn tại công con trong năm 2021 đóng góp 24 nghìn tỷ đồng lợi nhuận. Riêng FE Credit là thương vụ M&A lớn nhất trong lịch sử lĩnh vực tài chính Việt Nam là 20.352 tỷ đồng.

Hai năm trước, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên đạt ngưỡng lợi nhuận tỷ USD. Trong 2 năm 2019 và 2020, Vietcombank đều đã thu lời trên ngưỡng này. Năm 2019 và năm 2020, Vinhomes lãi trước thuế lần lượt 29,7 nghìn tỷ đồng và hơn 36,5 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó Vietcombank lãi trước thuế trên 23.000 tỷ đồng trong 2 năm này.

Như vậy, cho đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận 5 doanh nghiệp đạt mốc lợi nhuận tỷ USD..

{keywords}
Ông Trần Đình Long và Phạm Nhật Vượng vào cuộc đua tỷ USD, thêm gương mặt mới xuất hiện

Còn nếu tính thêm các tập đoàn nhà nước và doanh nghiệp FDI thì Việt Nam có thêm vài gương mặt lợi nhuận tỷ USD khác, bao gồm: Vietttel (khoảng 40 nghìn tỷ đồng lợi nhuận), PetroVietnam (khoảng 45 nghìn tỷ), Samsung Thái Nguyên, Samsung Bắc Ninh, Honda Việt Nam.

Với DN trong nước,  Vinhomes là doanh nghiệp bất động sản lớn nhất, trong khi Tập đoàn Hòa Phát là nhà sản xuất thép lớn nhất. Vietcombank là ngân hàng có nguồn gốc quốc doanh hàng đầu trên thị trường chứng khoán, còn Techcombank là ngân hàng tư nhân có quy mô số 1.

Doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục bứt phá và ông Vượng nằm trong danh sách tỷ phú thế giới năm thứ 9 liên tiếp và được vinh danh trong danh sách 15 nhà từ thiện hàng đầu châu Á năm 2021.

Hiện tại, ông Phạm Nhật Vượng là doanh nhân giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với túi tiền khoảng 9 tỷ USD theo giá trị cổ phiếu VIC.

{keywords}
Vinhomes vẫn là doanh nghiệp kiếm tiền số 1 trên thị trường chứng khoán.

Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long trong khi đó ghi nhận vốn 2021 có lúc lên tới 11 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với năm trước đó và lọt top 15 công ty thép giá trị nhất thế giLợi nhuận tỷ USD:ới. 2021 là năm đầu tiên sản lượng xuất khẩu của Hoà Phát vượt 1 triệu tấn, gấp đôi cùng kỳ năm trước. Trong 2 năm qua, Cổ phiếu HPG đỉnh cao tăng tới khoảng 4,8 lần. Túi tiền của ông Long tăng tương ứng.

Mục tiêu đạt 100.000 tỷ đồng doanh thu của “vua thép” cách đây 3 năm đã trở thành hiện thực với sự mở rộng nhà máy Dung Quất. Bên cạnh đó, HPG cũng phát tiển quỹ đất để sẵn sàng lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, khu công nghiệp và đã khởi công dự án nhà máy sản xuất container Hòa Phát tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bên cạnh đó, Hòa Phát gia nhập lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2016 và đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt sản lượng 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi/năm; 750.000 đầu heo thương phẩm/năm; 200.000 bò thịt và 300 triệu trứng gà sạch mỗi năm.

Vốn hóa 10 tỷ USD

Về vốn hóa, cho tới thời điểm này thị trường ghi nhận hơn 50 doanh nghiệp có vốn hóa tỷ USD, trong đó có 5 doanh nghiệp có vốn hóa vượt ngưỡng 10 tỷ USD.

Cái tên mới nhất là PV Gas (GAS) sau khi cổ phiếu GAS tăng lên đỉnh mới 125.000 đồng/cp trong bối cảnh nguồn cung khí đốt tự nhiên trên toàn cầu đang thiếu hụt dẫn đến giá khí đốt tăng cao.

Vốn hóa thị trường của PV Gas hiện đạt hơn 239 nghìn tỷ đồng, xếp thứ 5 sàn HOSE cũng như toàn thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ sau Vingroup (VIC), Vietcombank (VCB), Vinhomes (VHM) và Hòa Phát (HPG). Doanh nghiệp sắp vào câu lạc bộ vốn hóa 10 tỷ USD là Masan (179 nghìn tỷ).

M. Hà

Trước thời điểm thay đổi, ông lớn số 1 chốt vụ lớn 6.500 tỷ đồng

Trước thời điểm thay đổi, ông lớn số 1 chốt vụ lớn 6.500 tỷ đồng

Doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành công với thương vụ hơn 6,5 nghìn tỷ đồng ngay trước khi các chính sách mới ban hành có hiệu lực.