Tuy nhiên, do cạn kiệt tài sản đảm bảo khiến DN khó tiếp cận gói vay mới dù lãi suất thấp.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Cty Thiên Thảo Nguyên chuyên về vận tải du lịch chia sẻ, 2 năm nay, hàng trăm xe du lịch đắp chiếu vì COVID-19. “Từ năm 2020 đến tháng 5/2021, doanh nghiệp gồng mình trả lãi ngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn. Thậm chí, có thời điểm, DN phải đi vay bên ngoài lãi cao để trả ngân hàng, tránh bị chuyển sang nhóm nợ xấu. Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4, DN thực sự đã kiệt sức”, ông Tùng nói.

{keywords}
Nhiều DN vận tải hành khách kiệt quệ khi phần lớn ô tô “đắp chiếu”. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng

Theo ông Tùng, hiện tại, công ty có một khoản vay ngắn hạn hơn 9 tỷ đồng đã thế chấp bằng trụ sở công ty và tất toán vào ngày 30/5/2021 giờ còn một khoản vay trung hạn bằng ô tô. Theo quy định ngân hàng chỉ giảm lãi vay với khoản vay mới, thế nhưng DN không có tài sản thế chấp.

“DN vận tải du lịch như chúng tôi mong được hỗ trợ vay tín chấp từ 500 triệu đồng đến 10 tỷ đồng theo quy mô của DN. Chúng tôi cần khoản vay mới để hỗ trợ người lao động nghỉ dịch. COVID-19 bùng phát lần thứ 1, 2, 3, chúng tôi đã sử dụng hết tài sản, đợt COVID-19 lần thứ 4 bùng phát, chúng tôi lực bất tòng tâm…”, ông Tùng nói.

Bà Nguyễn Thị Bình, Giám đốc HTX Chanh leo Thuận Châu (Sơn La) kể, HTX của bà tiếp cận vốn vay ngân hàng rất khó bởi phía ngân hàng yêu cầu rất nhiều thủ tục. Hiện, bà Bình đã đứng tên 2 khoản vay với tư cách cá nhân và tài sản thế chấp bằng đất đai. Thời điểm này, DN của bà rất muốn vay để mở rộng quy mô, sản xuất nhưng nhiều thủ tục được ngân hàng hồi âm: không đáp ứng được. Thế là đành chịu”, bà Bình nói.

Bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TPHCM cũng phản ánh, tình cảnh ngành du lịch TPHCM rơi vào trạng thái gần như tê liệt cả năm nay, không có doanh thu, trong khi áp lực trả nợ ngân hàng vẫn rất lớn. Năm 2020, chỉ có 10/50 DN lữ hành ở TPHCM được giảm lãi suất cho vay theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN. Dù Thông tư 03/2021/TT-NHNN (sửa đổi Thông tư 01) của Ngân hàng Nhà nước cho phép cơ cấu kéo dài thời hạn trả nợ thêm 12 tháng, song vẫn chưa thể giải quyết được khó khăn của ngành du lịch và các ngành liên quan như vận tải. Do đó, Hiệp hội Du lịch TPHCM đề nghị NHNN và các cơ quan liên quan đưa ra cơ chế vay đặc thù cho các DN trong lĩnh vực này.

Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng bày tỏ, dịch bệnh bùng phát lần thứ 4 ở nhiều tỉnh thành khiến hoạt động kinh doanh của DN vận tải taxi lâm vào khốn khó. Lượng hành khách giảm đến 80-90% dẫn đến doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, đời sống người lao động lao đao, không có thu nhập. Hàng loạt DN taxi đứng trước nguy cơ phá sản, nợ xấu tăng cao.

Hiệp hội Vận tải Hà Nội kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo hệ thống ngân hàng áp dụng các giải pháp hỗ trợ về vốn cho DN. Cụ thể, giảm từ 3 đến 5% lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới để bổ sung vốn lưu động, khôi phục hoạt động kinh doanh.

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), từ năm 2020 đến nay, trước tác động của đại dịch COVID-19, Chính phủ, NHNN đã có những chỉ đạo kịp thời, đưa chính sách tiền tệ góp phần tích cực vào quản lý vốn và hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

“Từ quý 2/2021, nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động, lãi suất liên ngân hàng cũng tăng nhưng do mức tăng của lãi suất trên thị trường không lớn, NHNN đã có những hoạt động bơm tiền phù hợp, nên vẫn giữ ổn định lãi suất cho vay, đảm bảo tín dụng tăng trưởng tương đối tốt so với cùng kỳ năm 2020”, ông Thịnh đánh giá.

Theo ông Thịnh, cùng với việc Việt Nam đã kiềm chế tương đối tốt dịch bệnh, hoạt động sản xuất kinh doanh quay trở lại tương đối ổn định, DN cần vốn mở rộng sản xuất. Lãi suất ổn định và thậm chí giảm đã giúp hướng dòng vốn vào hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, siết lãi suất cho vay với bất động sản, điều hành lãi suất cần linh hoạt và có tính thị trường cao hơn nữa.

Khó chồng khó

Bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội đánh giá, giai đoạn vừa qua, tình hình kinh doanh DN nhỏ và vừa thực sự khó khăn. Trong khi, nhóm DN này chiếm 98% tổng số DN đang hoạt động hiện nay. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ giúp DN cơ cấu tài chính.

“Giai đoạn vừa qua, lãi suất chưa bao giờ thấp kỷ lục trong hàng chục năm nhưng cơ hội để vay và phục hồi sản xuất rất khó. Tài sản thế chấp là bài toán muôn thuở. Nhiều DN dùng tài sản thế chấp để đi vay được khoản ban đầu, nhưng đọng vốn rồi đi vay rất khó. Chúng tôi mong ngân hàng cho nợ dài hạn hơn để có điều kiện phục hồi”, bà Ngân kiến nghị.

(Theo Tiền Phong)

Hàng loạt ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh chục ngàn tỷ

Hàng loạt ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh chục ngàn tỷ

Xu hướng nợ xấu đang gia tăng. Dịch Covid bùng phát lần 4 tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cao trở lại. Nhiều doanh nghiệp bị gián đoạn chuỗi sản xuất, đứt gãy dòng tiền, không có nguồn thu để trả nợ.