Theo đó, được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), HOSE đề nghị các CTCK quản lý việc sửa, hủy lệnh giao dịch trong các khung giờ từ 9h15 đến 9h25; từ 11h15 đến 13h10 và từ 14h20 đến 14h30 các ngày giao dịch để tránh gây áp lực quá tải xử lý đối với hệ thống giao dịch.

Trước đó, trong ngày 9/6, một số CTCK đã kích hoạt tính năng hủy, sửa lệnh trên HOSE nhằm giảm tải hệ thống. Một số CTCK không cho nhà đầu tư trực tiếp hủy, sửa lệnh nhưng môi giới có thể thao tác theo yêu cầu của khách hàng.

Đây là giải pháp tiếp theo sau giải pháp nâng lô, chuyển sàn do tình trạng nghẽn kéo dài từ 2020 nhưng trở nên nghiêm trọng hơn từ đầu tháng 6.

Trong phiên ngày 1/6, HOSE đã buộc phải ngừng giao dịch phiên chiều để đảm bảo an toàn hệ thống khi số lệnh vào thị trường tăng đột biến. Sau phiên này, nhiều CTCK đã thông báo tới khách hàng nên hạn chế hủy/sửa lệnh và thậm chí đã phải tạm dừng tính năng này trên sàn HOSE.

Biện pháp này đã khiến tăng khoản tăng mạnh, lên trên ngưỡng 30  nghìn tỷ đồng/phiên trong nhiều phiên liên tiếp. Giúp giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam lọt top 3 khu vực Đông Nam Á.

{keywords}
Tiền ồ ạt vào thị trường chứng khoán nhưng rủi ro nhiều.

Tuy nhiên, giải pháp này đã gây phẫn nộ nơi các nhà đầu tư. Theo nhiều nhà đầu tư, đây là một sự vi phạm luật bởi Luật Chứng khoán quy định được phép sửa, huỷ lệnh trong các phiên khớp lệnh liên tục.

Bên cạnh đó, vì không sửa được lệnh, nhiều nhà đầu tư đã chuyển sang đặt lệnh thị trường (MP), mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Điều này càng làm thị trường dễ dàng mất điểm sâu khi thị trường có xu hướng đi xuống.

Thị trường ngay lập tức chứng kiến những phiên giảm mạnh. Trong phiên 8/6, VN-Index lao dốc không phanh, mất gần 40 điểm trong bối cảnh áp lực chốt lời tăng mạnh cùng với tình trạng nghẽn và các nhà đầu tư không thể hủy/sửa lệnh.

Theo đại diện một công ty chứng khoán, thực chất áp lực bán tháo không cao cao như vậy. Áp lực chốt lời là có nhưng không lờn, đa số các nhà đầu tư mới (F0) vẫn đang có lãi. Cú lao dốc không phanh trên thị trường có liên quan tới nỗi lo về sự không minh bạch và giải pháp không cho sửa hủy lệnh.

Theo các CTCK, HOSE vừa có văn bản gửi các CTCK thành viên về việc thử nghiệm hệ thống công nghệ thông tin mới cho toàn thị trường chứng khoán (KRX). Theo đó, từ 11/6, HOSE sẽ gửi thông số kỹ thuật qua forum cho các công ty chứng khoán và sẽ thử nghiệm kết nối từ 14/6 đến 23/7.

Còn từ 26/7 đến 6/8, HOSE sẽ thử nghiệm chức năng hệ thống KRX. Ở 2 giai đoạn thử nghiệm, CTCK kết nối vào hệ thống mới từ HoSE để tự do thử nghiệm. Thời gian thử nghiệm từ 8h30 đến 15h00 các ngày làm việc trong tuần.

Liên quan tới hệ thống do FPT phát triển, CTCP Tập đoàn FPT trong tuần trước cho biết, doanh nghiệp này đang kiểm thử diện rộng dự án chống quá tải trên HOSE. FTP và HOSE đang kiểm thử diện hẹp. Trong giai đoạn này, FPT đã hoàn thành việc cài đặt hệ thống phần cứng, bàn giao hệ thống phần mềm cho HoSE để thực hiện kiểm thử nội bộ, và mở rộng việc thử nghiệm với hơn 20 công ty chứng khoán thành viên.

Việc thử nghiệm với 20 công ty chứng khoán đã phủ đến 80% các tình huống kỹ thuật, nghiệp vụ có thể xảy ra đã hoàn thành. Dự án chuyển sang giai đoạn kiểm thử toàn thị trường với tất cả các công ty chứng khoán, VSD, HNX và đơn vị nhận dữ liệu thị trường. Kết quả giai đoạn kiểm thử toàn thị trường sẽ là cơ sở đánh giá hệ thống sẵn sàng đưa vào sử dụng chính thức.

M. Hà