Giá vàng trong nước

Tới 14h30' ngày 11/5, giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 47,800 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,100 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 47,800 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,270 triệu đồng/lượng (bán ra).

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay 11/5, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 47,78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,13 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 20 nghìn bán ra đồng so với ngày hôm qua.

Trong khi đó, công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 47,85 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,32 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Gia vàng miêng SJC tại TP.HCM niêm yết ở mức 48,30 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước mở cửa ngày cuối tuần đã đồng loạt giảm khá mạnh từ 100.000 đến 220.000 đồng/lượng. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 47,85 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,15 triệu đồng/lượng (bán ra).

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 47,90 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,32 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng miếng SJC tại TP.HCM niêm yết ở mức 48,30 triệu đồng/lượng.

Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay giảm 220.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, hiện đứng ở mức 45,95 – 46,44 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

{keywords}

Giá vàng thế giới

Giá vàng thế giới phiên ngày thứ Sáu đã lao dốc, do giới đầu tư ồ ạt bán ra, sau khi có tin các quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đã điện đàm nhàm hạ nhiệt căng thẳng quan hệ trong thời gian gần đây xung quanh thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký vào tháng 1 năm nay.

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 15,1 USD xuống 1.702,9 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York giảm 21 USD xuống 1.704,8 USD/ounce.

Việc các hoạt động kinh doanh sụp đổ trong chốc lát vì Covid-19 đã để lại hậu quả lớn đến nền kinh tế toàn cầu, thậm chí sức tàn phá về kinh tế của Covid-19 còn lớn hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008-2009).

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, con số kỷ lục 20,5 triệu việc làm bị mất do các bang thực hiện chính sách phong toả để hạn chế lây nhiễm.

Fed đã cắt giảm lãi suất về mức gần 0, đồng thời đã mua hàng ngàn tỷ USD trái phiếu của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp trong nỗ lực ngăn chặn thị trường tài chính nổ tung và giữ cho nền kinh tế không bị tàn phá nặng nề hơn.

Cuộc khủng hoảng kinh tế cũng sẽ gây khó khăn cho Tổng thống Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.

Thị trường cũng đang theo dõi sát sao diễn biến liên quan căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế mới lên hàng hóa của Trung Quốc.

Đại dịch Covid-19 đang gây xáo trộn lớn đến động lực tăng trưởng của châu Âu. Ủy ban châu Âu (EC) ngày 6/5 dự báo kinh tế của khu vực Eurozone sẽ giảm 7,7% trong năm nay do tác động tiêu cực của dịch bệnh.

Nền kinh tế Đức được dự báo thu hẹp 6,5% trong năm 2020, trong khi Italy suy giảm tới 9,5% trong năm nay. Đây là mức suy giảm kinh tế tồi tệ thứ 2 ở khu vực đồng Euro, chỉ sau Hy Lạp với GDP được ước giảm 9,7%.

Stephen Innes, chiến lược gia thị trường trưởng tại công ty dịch vụ tài chính AxiCorp, nhận định giữa lúc nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều bất ổn, các thị trường vẫn đang cố phán đoán điều gì sẽ xảy ra khi các nền kinh tế dỡ bỏ lệnh phong tỏa.

Theo chuyên gia này, tăng trưởng kinh tế yếu tại hầu hết các quốc gia cũng đang hỗ trợ cho đồng USD, qua đó hạn chế đà tăng của giá vàng.

Đông Sơn