Tiền điện tử USDT đang đứng trước cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi ra mắt. USDT bị “tố” là trò gian lận khi Công ty Tether Holdings không có đủ tài sản để duy trì tỉ giá hối đoái 1:1 giữa USD và Tether (USDT).

Bà Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính Mỹ - vừa có cuộc họp quan trọng với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và 6 quan chức cấp cao khác đồng tiền điện tử Tether (USDT). 

Trong bối cảnh lạm phát liên tục tăng, dịch COVID-19 bùng phát làm chậm quá trình phục hồi của nền kinh tế, việc đồng tiền điện tử USDT ngày càng phát triển khiến hệ thống tài chính Mỹ gặp rủi ro. 

{keywords}
Tether là tiền ảo lớn thứ ba thế giới về giá trị vốn hoá thị trường đang vấp phải nhiều chỉ trích. Đồ hoạ: TL

Vấn đề chính là nếu các nhà đầu tư đồng loạt yêu cầu rút tiền, công ty này có thể phải bán tất cả tài sản để trả, trong khi tài sản của họ không có đủ với số lượng 69 tỉ USDT đã phát hành ra thị trường. 

“Tôi khuyên các bạn nên bán tháo đồng Tether để bảo toàn tài khoản” - Jim Cramer, người dẫn chương trình Mad Money nổi tiếng trên đài CNBC, nói.

“Tôi biết những người yêu thích đầu tư tiền điện tử không bao giờ muốn nghe tôi khuyên nên bán. Nhưng nếu bạn đã thu được lợi nhuận lớn thì xin bạn hãy chốt lời đúng thời điểm, đừng để mất tiền. Cần chờ đợi động thái tiếp theo của Trung Quốc với vấn đề công ty bất động sản Evergrande” - Jim Cramer nói.

Jim Cramer – người dẫn chương trình Mad Money nổi tiếng trên đài CNBC khuyên nhà đầu tư nên bán chốt lời tiền điện tử. Ảnh TL

Tether là tiền ảo lớn thứ ba thế giới về giá trị vốn hoá thị trường đang vấp phải nhiều chỉ trích. Đồ hoạ: TL

Khác với các loại tiền ảo có biến động giá lên xuống chóng mặt theo ngày, đồng Tether là stablecoin - loại tiền ảo được ràng buộc với tài sản trong thế giới thực, như USD, để duy trì giá trị ổn định. 

Tether được thiết kế để neo buộc vào USD. Giá Tether thường chỉ dao động quanh ngưỡng 1 USD. Trong khi Bitcoin có thời điểm tăng vọt đỉnh lịch sử 65.000 USD/BTC.

Các nhà giao dịch tiền điện tử thường dùng Tether thay cho USD để mua các tiền ảo khác.

Tether là tiền điện tử lớn thứ ba theo giá trị thị trường, chỉ sau Ether và Bitcoin.

Jim Cramer nói: “Vấn đề với Tether là quá nửa đằng sau nó được hỗ trợ bởi các thương phiếu Trung Quốc. Mặc dù Tether không liên quan trực tiếp đến vụ việc Evergrande nhưng quả bom nợ và hiệu ứng domino có thể làm thổi bay thị trường tiền ảo. Các stablecoin như USDT được sử dụng để mua Bitcoin và Ether. Nếu USDT sụp đổ, nó sẽ hủy hoại toàn bộ hệ sinh thái tiền điện tử”.

Hồi tháng 5, công ty phát hành Tether công bố dự trữ đảm bảo cho đồng tiền ảo này. Theo đó, chỉ có 2,9% dự trữ là tiền mặt, số còn lại là thương phiếu (commercial paper) - một dạng nợ ngắn hạn, không có tài sản đảm bảo.

Theo JPMorgan Chase, với tỉ lệ dự trữ như vậy, Tether nằm trong top 10 nhà nắm giữ thương phiếu lớn nhất thế giới. Vì thế, Tether được so sánh với những quỹ thị trường tiền tệ (money-market fund) truyền thống, nhưng lại không chịu bất kỳ sự điều tiết nào.

Đáng lo ngại hơn, Letitia James - một quan chức của Mỹ - cho hay: “Hiện Tether Holding Ltd. đang được điều hành bởi các cá nhân và tổ chức không có giấy phép, mọi hoạt động của Tether đều không có người kiểm soát”.

(Theo Lao Động)

Đồng USDT bị cho là lừa đảo, có thể khiến thị trường tiền số sụp đổ

Đồng USDT bị cho là lừa đảo, có thể khiến thị trường tiền số sụp đổ

Giới chuyên gia cho rằng công ty Tether Holdings không có đủ tài sản để duy trì tỷ giá hối đoái giữa USD và Tether (USDT). Về cơ bản, đây được xem như một trò lừa đảo.